logo

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6. Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử


Bài 6. Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử


Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Số electron tối đa trong 1 obitan nguyên tử là bao nhiêu?

A. 1 

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 2: Trong số các kí hiệu sau đây của obitan, kí hiệu nào sau đây viết không đúng?

A. 2p

B. 3d

C. 4f

D. 2d

Câu 3: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. Hỏi X là nguyên tố nào sau đây?

A. Lưu huỳnh (Z= 16)

B. Kali (Z= 19)

C. Photpho (Z= 15)

D. Clo (Z= 17)

Câu 4: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s.      

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d.      

D. Nguyên tố f.

Câu 5: Cho hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12 và 28. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X và Y có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

B. X và Y cùng là các kim loại.

C. X và Y đều là các nguyên tố s.

D. Y có nhiều hơn X một lớp electron.

Câu 6: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là

A. 4s2

B. 4s24p5

C. 3s23p5

D. 3d104s1

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. X là

A. Al    

B. Mg    

C. Si    

D. Li

Câu 8: Trong nguyên tử của nguyên tố X, phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 17.    

B. 23.    

C. 19.    

D. 21.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?

A. Mg

B. Na

C. Al

D. Si

Câu 10: Hợp chất M2X có tổng số hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt cơ bản trong X2− nhiều hơn trong M+ là 17 hạt. Số khối của M và X lần lượt là giá trị nào dưới đây?

A. 21 và 31

B. 23 và 34

C. 40 và 33

D. 23 và 32

Câu 11: Cation X3+ và anion Y2− có cấu hình e ngoài cùng là [Ne]. Số proton của X và Y lần lượt là: 

A. 13 và 8

B. 10 và 10 

C. 15 và 20

D. 7 và 12

Câu 12: Một nguyên tử X có 26 electron. Khi mất 2 electron, cấu hình electron của ion X2+ là

A. [Ar]3d44s2

B. [Ar]3d54s1

C. [Ar]3d6

D. [Ar]3d5

Câu 13: Một nguyên tố thuộc khối các nguyên tố s hoặc p có 4 lớp electron, biết rằng lớp ngoài cùng có 4 electron. Nguyên tố này là

A. 27Ti

B. 24Cr

C. 32Ge

D. 34Se

Câu 14: Biết rằng tổng số hạt (proton, nowtron, electron) của một nguyên tử X là 20. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

A. 5    

B. 4    

C. 3    

D. 2

Câu 15: A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Câu 16: Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2−. Tổng số 3 loại hạt của A là 164. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2− là 6. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt notron là 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt notron. M và X là: 

A. Li và S

B. K và O

C. Rb và S

D. Na và O

Câu 17: Cation kim loại Mn+ có cấu hình e lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. Số cấu hình e lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử thỏa mãn điều kiện trên của M là: 

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 18: Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là.

A. 3d104s1.     

B. 3s23p4

C. 3d64s2.      

D. 2s22p4.

Câu 19: Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M

A. 24      

B. 25

C. 27      

D. 29

Câu 20: Nguyên tử 27X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1 .Hạt nhân nguyên tử X có

A. 13 proton và 14 nơtron.

B. 13 proton và 14 electron.

C. 14 proton và 13 nơtron.

D. 14 proton và 14 electron.

Câu 21: X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y

A. X (Z = 18); Y (Z = 10).

B. X (Z = 17); Y (Z = 11).

C. X (Z = 17); Y (Z = 12).

D. X (Z = 15); Y (Z = 13).

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là: 

A. 1s22s22p63s23p64s24p5

B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p64s2

D. 1s22s22p63s23p63d104s1

Câu 23: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1. Tổng số e trong ion (X3Y) là 32. Vậy X, Y, Z lần lượt là: 

A. C, H, F

B. O, N, H

D. N, C, He

D. O, S, H

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p. Nguyên tố T là

A. S      

B. P

C. Si      

D. Cl


Đáp án

1C 2C 3D 4B 5C 6B 7A 8 9B 10D
11A 12C 13C 14C 15C 16B 17B 18C 19C 20A
21C 22A 23B 24B

Xem tiếp: Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021