logo

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Phần 3

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 7 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 10 bài 7 chọn lọc hay nhất.


Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 7. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Phần 3

Câu 41. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm,... bị phạt tù từ:

3 năm đến 5 năm

5 năm đến 10 năm

7 năm đến 15 năm

Tù chung thân

Câu 42. Gia đình của người nghiện ma túy có trách nhiệm:

Khai báo với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc tổ nhân dân tự quản

Khai báo với UBND cấp xã về người nghiện ma túy trong gia đình mình…

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

Cả a, b, c đều đúng

Câu 43. Cần làm gì để giúp người đang cai nghiện:

Không xa lánh, chỉ trích hoặc chê bai

Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng

Không gần gủi với người nghiện

Cả a, b, c đều đúng

Câu 44. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

Tự khắc phục sai sót

Báo tình trạng nghiện ma túy của mình với gia đình

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy

Cả a, b, c đều đúng

Câu 45. Những lĩnh vực sau đây, lĩnh vực nào được hỗ trợ kỹ thuật ưu tiên về phòng, chống ma túy giai đoạn 2006 - 2010:

Hành pháp

Cai nghiện

Pháp luật

Cả a, b, c đều đúng

Câu 46. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:

Cai nghiện ma túy tự nguyện

Cai nghiện ma túy tại gia đình

Cai nghiện ma túy tại cộng đồng

Cả a, b, c đều đúng

Câu 47. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy đến năm 2010” vào ngày:

10/02/2005

10/03/2005

10/04/2005

10/05/2005

Câu 48: Theo điều 195 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

Từ 01 tháng đến 10 năm

Từ 01 năm đến 15 năm

Từ 01 năm đến chung thân

Từ 01 năm đến tử hình

Câu 49. Theo điều 196 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

Từ 01 năm đến 03 năm

Từ 01 năm đến 05 năm

Từ 01 năm đến 07 năm

Từ 01 năm đến 10 năm

Câu 50. Theo điều 197 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

Từ 02 năm đến 05 năm

Từ 02 năm đến 07 năm

Từ 02 năm đến chung thân

Từ 02 năm đến tử hình

Câu 51. Theo điều 198 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

Từ cảnh cáo đến 03 năm (cho hưởng án treo)

Từ 02 năm đến 07 năm

Từ 02 năm đến 15 năm

Từ 10 năm đến chung thân

Câu 52. Theo điều 200 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, bị xử phạt tù:

Từ 02 năm đến chung thân

Từ 03 năm đến chung thân

Từ 02 năm đến tử hình

Từ 03 năm đến tử hình

Câu 53. Theo điều 201 của Bộ luật hình sự, ban hành ngày 04/01/2000 thì tội vi phạm về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác, bị xử phạt tù:

Từ 01 năm đến 03 năm

Từ 03 năm đến 07 năm

Từ 01 năm đến chung thân

Từ 03 năm đến chung thân

Câu 54. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:

Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện

Cai nghiện ma tuý tự nguyện

Cai nghiện ma tuý bắt buộc

Cả a, b, c đều đúng

Câu 55: Dựa vào cấu trúc hóa học và tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, người ta chia các chất ma túy thành mấy nhóm chính:

2 nhóm

3 nhóm

4 nhóm

5 nhóm

Câu 56: Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị nghiện ma tuý:

Cha mẹ nuông chiều quá mức

Không tập trung vào học tập, các sinh hoạt tập thể, công việc gia đình,..

Gia đình bị xáo trộn

Cả a, b, c đều đúng

Câu 57. Khi nào được phép sử dụng một số chất ma túy:

Khi lên cơn nghiện

Khi nghiện và được cha mẹ cho phép

Khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Cả a, b, c đều đúng


Một số tình huống về ma túy học đường

Tình huống:

Tân và Thanh là hai bạn thân, đang chơi thả diều trên bãi biển, Tân phát hiện trong túi áo của Thanh văng ra một túi nilon nhỏ, bên trong có chứa 2 viên thuốc màu hồng. Khi nhặt được, ban đầu Tân nghĩ là bạn mình bị bệnh nên bỏ thuốc theo để uống. Nhưng khi xem kỹ lại thì Tân phát hiện đó là “Hồng phiến”, một loại thuốc áp phiện bị nghiêm cấm mua bán và sử dụng.

Theo bạn, Tân phải làm như thế nào?

* Gợi ý thảo luận

Giấu luôn, sau đó đem hủy bỏ

Khuyên nhủ, rồi trả lại cho bạn.

Trả lại, sau đó báo cho gia đình, thầy cô biết.

Trả cho bạn, xem như không có chuyện gì

Tình huống:

Minh là một học sinh giỏi, hiếu học nhưng gia đình nghèo nên trong sinh hoạt hàng ngày thường thua kém bạn bè trong lớp. Gần đây, Minh thường giao lưu với những bạn học là con nhà giàu có, hay tụ tập vui chơi qua đêm và có nhiều biểu hiện sử dụng chất ma túy. Vì thế, học lực của Minh giảm xuống rõ nét.

Để giúp Minh thoát ra khỏi “vòng đen” đó, Bạn phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên Minh không tiếp tục giao lưu với những bạn đó.

Khuyên Minh hãy cảnh giác.

Báo cho gia đình, thầy cô biết.

Tùy Minh quyết định.

Tình huống:

Đức và Thủy là đôi bạn thân trong lớp, sau khi ra trường sẽ kết thành đôi bạn trăm năm hạnh phúc. Một lần vui chơi quá chén với bạn bè trong dịp về tết, Đức đã bị bạn bè lôi cuốn dùng thử ma túy để gọi là “biết” với người ta và từ đó Đức đã trở thành con nghiện.

Vì mối tình đầu của người con gái, theo bạn thì Thủy phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên Đức không tiếp tục giao lưu với nhóm bạn bè nghiện ma túy.

Giúp Đức tìm hiểu tác hại của ma tuý để có biện pháp cai nghiện tại nhà.

Báo gia đình, nhà trường để có biện pháp ngăn chặn.

Cắt đứt tình cảm với Đức

Tình huống:

Trong một lần tranh cãi với cha mẹ, M bỏ đến nhà bạn và ngũ qua đêm ở đó mà không cần xin phép. Trong đêm đó, bạn của M rủ nhậu cho đỡ buồn và đem ra một thứ “bột trắng” rủ M dùng thử.

Trong hoàn cảnh như thế, theo bạn M phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Bình tĩnh, xem xét thứ “bột trắng” đó là thứ gì.

Từ chối và khuyên nhủ bạn khi biết đó là ma tuý.

Nhớ đến giận cha mẹ, “chơi luôn” cho hả giận.

Bỏ trốn về nhà, xin lỗi cha mẹ.

Tình huống:

Thảo là học sinh lớp 9, được sinh ra và lớn lên trong gia đình cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, công việc học tập gặp nhiều khó khăn. Gần đây, Thảo không biết vì sao cha mình có rất nhiều tiền, gia đình mua sắm nhiều đồ dùng đắc giá. Hàng xóm thầm thì và Thảo nghe được là cha mình mua bán ma túy, điều đó cùng nghĩa là Thảo chuẩn bị mất đi người cha mà mình yêu quý nhất.

Theo bạn thì Thảo phải làm gì?

* Gợi ý thảo luận

Khuyên cha không tiếp tục mua bán ma túy nữa và ra đầu thú.

Tìm cách báo công an.

Coi như không nghe thấy gì cả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/11/2021