logo

Trắc nghiệm GDCD 8 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Đáp án :A

Câu 2: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

D. Cả A,B,C.

Đáp án :D

Câu 3: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.

B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.

C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.

D. Hô thật to là có trộm

Đáp án :A

Câu 4: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?

A. Đức tính khiêm tốn.

B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính trung thực.

Đáp án: B

Câu 5: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Đáp án:A

Câu 6: Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Đáp án:D

Câu 7: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Đáp án: A

Câu 8: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Đáp án:D

Câu 9: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Đáp án:D

Câu 10: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Đáp án:C

Câu 11: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Đáp án:D

Câu 12 : Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án:D

Câu 13: Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 14: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Đáp án: A

Câu 15: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ?

A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Đáp án: A

Câu 16: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

A. Không chơi với bất kì ai.

B. Chỉ nên chơi với người xấu.

C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Đáp án: D

Câu 17: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?

A. Tình yêu.

B. Tình bạn.

C. Tình đồng chí.

D. Tình anh em.

Đáp án: B

Câu 18: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.

B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.

C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 19: Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E ?

A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

C. Gia đình bà E sống ích kỉ.

D. Gia đình bà E sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 20: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?

A. V là người sống vô tâm.

B. V là người sống vô trách nhiệm.

C. V là người vô cảm.

D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.

Đáp án: D

Câu 21: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

A. Nhà nước.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 22: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Đáp án: B

Câu 23: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 24: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?

A. Tôn trọng các dân tộc khác.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác.

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Đáp án: B

Câu 25: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.

B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.

C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 26: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 27: Biểu hiện cụ thể của cộng đồng dân cư là?

A. Làng.

B. Thôn.

C. Tổ dân phố.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 28: Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?

A. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

C. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 29: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống bình yên.

B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 30: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?

A. Tránh các việc làm xấu.

B. Tham gia những hoạt động vừa sức.

C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 31: Câu tục ngữ: Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 32: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là ?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 33 : Các hoạt động thể hiện tính tự lập là?

A. Đi học đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 34 : Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 35: Đối lập với tự lập là?

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Ỷ lại.

Đáp án: D

icon-date
Xuất bản : 30/11/2021 - Cập nhật : 30/11/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục