logo

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (có đáp án) - KNTT

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (có đáp án) thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm GDCD 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Em đồng tình với những cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Xem tỉ vi, xem phim liên tục

B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử

C. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe

D. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng

E. Hút thuốc, uống rượu, bia

G. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy, có kiến thức

H. Không tham gia các hoạt động tập thể

I. Đến nơi có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.

B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.

C. yêu thương bản thân.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 3: Cho các dữ liệu sau:

(1) Đánh giá kết quả đạt được.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.

(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.

(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

A. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).

B. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).

C. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).

D. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).

Câu 4: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về

A. tinh thần, thể chất.

B. tiền bạc.

C. gia đình.

D. bạn bè.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?

A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.

B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.

C. Kết quả học tập giảm sút.

D. Đạt được kết quả cao trong học tập.

Câu 6: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

A. tâm lí tự ti.

B. bạo lực gia đình.

C. vấn đề sức khỏe của bản thân.

D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 7: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.

B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.

C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.

D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 8: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

A. học sinh lười học.

B. cơ thể bị căng thẳng.

C. học sinh chăm học.

D. người trưởng thành.

Câu 9: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là

A. lo lắng thái quá.

B. áp lực học tập.

C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

D. các mối quan hệ bạn bè.

Câu 10: Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về

A. tiền bạc.

B. giao tiếp xã hội.

C. mối quan hệ xã hội.

D. sức khỏe tinh thần và thể chất.

Câu 11: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.

B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.

C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 12: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người

A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. may mắn và tự tin.

C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.

D. rất coi trọng thành tích.

Câu 13: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!

B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!

C. Mình làm gì cũng thất bại!

D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!

Câu 14: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

A. Tâm lí căng thẳng

B. Bị bạo hành.

C. Tâm lí bi quan.

D. Bị bạo lực gia đình.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.

B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.

C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 16: Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Tâm lí căng thẳng.

C. Tệ nạn xã hội.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.

C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.

D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 18: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. sống tự lập.

C. ứng phó với bạo lực học đường.

D. tôn trọng sự thật.

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm GDCD 7 có đáp án Kết nối tri thức

---------------------------

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Kết nối tri thức có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 14/07/2022 - Cập nhật : 02/08/2022