logo

29 Câu Trắc nghiệm Đúng sai Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

icon_facebook

Ôn thi giữa kì, học kì đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).


1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Câu 1: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. sự kiện tương lai.
D. khoa học lịch sử.
Chọn A
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. toàn bộ quá khứ của loài người.
D. quá trình hình thành Trái Đất.
Chọn C
Câu 3: Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Chọn A
Câu 4: Sử học là
A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
Chọn A
Câu 5: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?
A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra
D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
Chọn C
Câu 6: Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
Chọn A
Câu 7: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
D. Công bằng, trung thực, khách quan.
Chọn B
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.
Chọn B
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
Chọn C
Câu 10: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
A. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.
C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.
D. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
Chọn A
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?
A. Khách quan, chủ quan, trung thực, nhân văn.
B. Chủ quan, nhân văn, khách quan, trung thực
C. Khách quan, trung thực, nhân văn, tiến bộ.
D. Trung thực, nhân văn, tiến bộ, chủ quan.
Chọn C
Câu 12:  Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống.
B. Dự báo tương lai.
C. Tổng kết bài học từ quá khứ.
D. Giáo dục, nêu gương. 
Chọn D
Câu 13: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là
A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan. 
D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Chọn C
Câu 14: Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
A. Phương pháp lô-gích.
B. Phương pháp liên ngành.
C. Phương pháp lịch sử.
D. Phương pháp đồng đại.
Chọn C
Câu 15:  Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
A. Châu bản triều Nguyễn.
B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.
C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
D. Trống đồng Đông Sơn
Chọn B
Câu 16: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
A. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.
B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.
C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.
D. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu.
Chọn B
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
Chọn D
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực
C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Chọn B
Câu 19:  Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Chọn A
Câu 20:  Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.
Chọn B


2. Đúng sai Lịch sử 10 Bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói. “ Chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”.
         (CT. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, NXB CT QG.H.1996, Tr 7)
A. Đoạn trích trên Hồ Chí Minh đang nói về nội dung tác phẩm văn học  
B. Đoạn trích trên đề cập đến một trong những nhiệm vụ của sử học  
C. Hồ Chí Minh khẳng định viết lịch sử chỉ nhằm mục đích nêu gương
D. Đề cập đến nhiệm vụ giáo dưỡng để giúp con người hiểu biết chính xác những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. 
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau.
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng vạn quần chúng nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
A. Nói về sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ
B. Chúng ta có muốn hay không sự kiện dó vẫn diễn ra nhưng không lặp lai. 
C. Đề cập đến nhận thức lịch sử mang tính chủ quan. 
D. Con người không nhận thức được sự kiện lịch sử . 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau.
Lê nin đã khẳng định rằng. “Lịch sử xã hội loài người là một quá trình thống nhất và bị những quy luật chi phối, mặc dù quá trình đó cực kì phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn” 
      (Lê nin. Mác –Ăng ghen. Chủ nghĩa Mác, NXB Sự thật, HN. 1962, Tr.20)
A. Đoạn tư liệu trên nói về nội hàm khái niệm lịch sử  
B. Lịch sử luôn tồn tại 1 cách khách quan.  
C. Nói về chức năng, nhiệm vụ của sử học 
D. Đề cập đến phương pháp nghiên cứu của lịch sử 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 4.  Đọc đoạn tư liệu sau
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Dân ta phải biết sử ta, Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta, Dân ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh bức dẹp nam, yêu dân trị nước tiếng để muôn đời.
            (Nên học sử ta, Tập 3, Tr.216-217)
A. Đoạn trích trên nói về mục đích của việc học tập nghiên cứu lịch sử 
B. Đoạn trích trên nói về chức năng giáo dục của lịch sử  
C. Đoạn trích trên phản ánh nội dung của khái niệm lịch sử   
D. Đoạn trích trên nói về phương pháp nghiên cứu lịch sử 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau.
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, núi cao
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao ân tình
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”
  (Bài nói tại lễ kí niệm 10 năm ngày thành lập Đảng, tập 10, Tr.5)
A. Đoạn trích trên nói nói về mục đích của việc học tập, nghiên cứu lịch sử.  
B. Đoạn trích trên nói về tri thức lịch sử rất rộng lớn, đa dạng 
C. Đoạn trích trên phản ánh nội dung của khái niệm lịch sử   
D. Đoạn trích trên nói về phương pháp nghiên cứu lịch sử  
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau.
“Cuộc khởi nghĩa  của ba anh em nhà Tây Sơn đã diễn ra khoảng 230 năm, lúc bấy giờ các thế hệ sau này chưa được sinh ra và cũng không nhìn thấy nó nhưng không vì vậy mà không có sự kiện này. Trên thực tế, cuộc khởi nghĩa ấy đã xảy ra, có tác động lớn đến sự phát triển của xã hội”.
A. Sự kiện lịch sử tồn tại một cách khách quan, độc lập với nhận thức của con người. 
B. Con người hiện nay không thể nhận thức được sự kiện này.  
C. Đoạn trích trên nói về chức năng của sử học .        
D. Đoạn trích trên nói về mối liên hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn gắn bó, không thể tác rời nhau 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau.
“Lịch sử của xã hội do con người lao động tạo ra sự phát triển của lịch sử là quy luật không ai ngăn cản được
Chế độ công sản nguyên thủy biến đổi thành chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ biến đổi thành chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến biến đổi thành chế độ tư bản chủ nghĩa, Chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa”.
(CT. Hồ Chí Minh nói chuyện với các anh em học viên, cán bộ công nhân viên trường Đại học nhân dân Việt Nam, Khóa III.tập 9, Tr.20)
A. Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nghiên cứu của sử học
B. Đối tượng của sử học mang tính toàn diện. 
C. Đoạn trích trên nói về khái niệm của sử học 
D. Đoạn trích trên nói về chức năng của sử học 
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau.
“Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc Có chính trị của một đời tất phải có sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn lạc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn đe, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là cốt để được cho như thế”.       
                (Bài Tựa sách Đại việt sử ký bản tục biên, Phạm Công Trứ)
A. Bài Tựa sách của Phạm Công Trứ tóm tắt nội dung một tác phẩm văn học 
B. Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục và nêu gương 
C. Đoạn trích cung cấp tri  thức về chức năng và nhiệm vụ của sử học 
D. Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử 
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau.
Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với Văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.
A. Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI  
B. Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng 
C. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô  
D. Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học 
MỆNH ĐỀ B đúng


3. Luyện trắc nghiệm Online Lịch sử 10 Bài 1 Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2024 - Cập nhật : 07/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads