Thông tin về tài liệu: Trắc nghiệm đúng sai Hóa 11 chương 1 Cân bằng Hóa học
Người biên soạn: Anh thầy Vàng đẹp trai / SĐT: 0925.111.872
Câu 1: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi các chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều phản ứng, các chất sản phẩm sinh ra lại có thể phản ứng với nhau tạo thành chất đầu. Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng hoá học trong đó ở khác điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
b. Trạng thái cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch luôn có tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch, các phản ứng thuận và nghịch luôn diễn ra. Như vậy, cân bằng hoá học là động.
c. Với một phản ứng hoá học, khi hằng số cân bằng rất nhỏ so với 1 thì ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm lớn nồng độ các chất phản ứng và phản ứng nghịch chiếm ưu thế.
d. Tại thời ban đầu, tốc độ phản ứng nghịch lớn nhất sau đó giảm dần đồng thời tốc độ phản ứng thuận bằng 0 sau đó tăng dần theo thời gian.
Câu 4: Khi trộn một lượng hydrogen (chất khí không màu) với một lượng iodine (dạng hơi, màu tím) trong một bình thủy tinh kín và giữ ở nhiệt độ khoảng 400oC, hai chất này phản ứng với nhau để tạo thành hydrogen iodide (HI, chất khí không màu). Quá trình trên được thể hiện qua phản ứng thuận nghịch: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, nếu tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
b. Hiện tượng quan sát được là màu tím của hỗn hợp trong bình nhạt dần theo thời gian, sau đó mất màu.
c. Tại thời điểm cân bằng, phản ứng tạo thành HI(g) và phân hủy HI(g) đã dừng lại.
d. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì nồng độ của các chất phản ứng bằng nồng độ của các chất sản phẩm.
Câu 10: Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ và xâm thực của nước mưa vào đá vôi là một ví dụ điển hình về phản ứng thuận nghịch trong tự nhiên. Nước có chứa CO2 chảy qua đá vôi, bào mòn đá tạo thành Ca(HCO3)2, (phản ứng thuận) góp phần hình thành các hang động. Hợp chất Ca(HCO3)2 trong nước lại bị phân huỷ tạo ra CO2 và CaCO3 (phản ứng nghịch), hình thành các thạch nhũ, măng đá, cột đá.
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình thuận nghịch trên như sau: Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq)
b. Calcium carbonate là chất khó hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành các nhũ đá trên trần hang có hình nón lộn ngược.
c. Nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá.
d. Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động do khi calcium hydrogencarbonate hòa tan trong nước đi xuống theo các kẽ nứt, tới trần hang gặp chướng ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang, do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên xảy ra phản ứng nghịch chuyển thành calcium carbonate, carbon dioxide và hơi nước.