logo

Trắc nghiệm Địa Lí 11 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho?

A. Phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. Phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. Thuận lợi giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. Dễ dàng giao thông giữa miền Tây và miền Đông đất nước.

Đáp án:

Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đặc điểm nổi bật của dãy núi A-pa-lat ở phía Đông Hoa Kì là?

A. Núi trẻ, đỉnh nhọn, sườn dốc, cao trung bình.

B. Sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang.

C. Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng bắc – nam.

D. Cao đồ sộ, sườn dốc, xen các bồn địa và cao nguyên.

Đáp án:

Dãy Apalat cao trung bình khoảng 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông thuận tiện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Khoáng sản chủ yếu của vùng phía Đông của phần lãnh thổ trung tâm Hoa Kì là?

A. Các kim loại màu.

B. Các kim loại đen.

C. Than đá, quặng sắt.

D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

Đáp án:

Khoáng chủ yếu của vùng phía Đông lãnh thổ trung tâm Hoa Kì là: than đá, quặng sắt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Với khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương của Hoa Kì rất thuận lợi cho phát triển?

A. Củ cải đường và cây dược liệu.

B. Ngô và cây công nghiệp hàng năm.

C. Cây lương thực và cây ăn quả.

D. Hoa màu và cây công nghiệp lâu năm.

Đáp án:

Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương có khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới -> thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.

B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.

C. Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.

D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.

Đáp án:

Các tổ chức tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tthế giới (WB)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

B. Đẩy nhanh đầu tư.

C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước.

D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Đáp án:

- Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh  đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Nhận xét C: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước là khó khăn, thách thức, đây không phải là thuận lợi của toàn cầu hóa.

 => Nhận xét C không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là?

A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.

B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.

C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước.

D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

Đáp án:

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Đáp án:

ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là?

A. Nạn thất nghiệp tăng lên.

B. Chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.

C. Thiếu nguồn lao động.

D. Thị trường tiêu thụ thu hẹp.

Đáp án:

Dân số già => tỉ lệ trẻ em ít -> nguồn lao động bổ sung trong tương lai giảm; ngược lại tỉ lệ người già tăng lên.

=> Hậu quả là thiếu nhân lực thay thế

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là?

A. Áp lực của gia tăng dân số.

B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.

C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.

D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.

Đáp án:

Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển làm gia tăng mạnh mẽ lượng chất thải vào môi trường (đất, nước, không khí) đặc biệt là nguồn khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn, mưa a-xit...

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?

A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.

C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.

D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Đáp án:

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da là do các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Tầng ô dôn có vai trò quan trọng hấp thụ các tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Khí thải CFC2 đã làm thủng tầng ô dôn ở Nam Cực => các tia cực tím dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất -> gây nên bệnh ung thư da.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần?

A. Hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.

B. Hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

C. Hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

D. Hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.

Đáp án:

- Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hôi và bảo vệ môi trường.

- Hạn chế, loại trừ các mô hình sản xuất tiêu dùng thiếu bền vững và thay thế bằng các mô hình tiên tiến hiện đại => giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lượng khí thải, chất thải độc hại ra môi trường => từ đó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hoa Kì có dân số đông và tăng nhanh chủ yếu là do?

A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp.

C. Dân nhập cư đông.

D. Chuyển cư nội vùng.

Đáp án:

Dân số Hoa Kì tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, châu Á, Mĩ Latinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14:  Phát biểu nào sau đây đúng nhất về đặc điểm phân bố dân cư Hoa Kì?

A. Dân cư phân bố rộng khắp lãnh thổ.

B. Dân cư phân bố không đồng đều.

C. Dân cư đông đúc ở vùng phía tây.

D. Dân cư thưa thớt ở vùng phía đông.

Đáp án:

Dân cư Hoa Kì phân bố tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và ven biển => dân cư phân bố không đồng đều.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Quần đảo Ha- oai có tiềm năng rất lớn về?

A. Hải sản và du lịch

B. Dầu khí và kim loại màu

C. Thủy sản và khoáng sản

D. Than đá và thủy điện

Đáp án:

Quần đảo Ha –oai nằm giữa Thái Bình Dương, có nguồn hải sản phong phú và nhiều hòn đảo đẹp => thuận lợi phát triển đánh bắt hải sản và du lịch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tài nguyên quan trọng và có giá trị của A-lax-ca là?

A. Kim loại màu.

B. Quặng sắt.

C. Than đá.

D. Dầu khí.

Đáp án:

A-lax-ca giàu có về nguồn dầu mỏ, khí thiên nhiên với trữ lượng lớn thứ 2 ở Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Cho bảng số liệu:

Tổng thu nhập quốc dân và tổng số nợ của một số quốc gia ở Mĩ La –tinh.

Quốc gia

GDP( tỉ USD)

Tổng số nợ (tỉ USD)

Vê-nê-xu-ê-la

109,3

33,3

Pa-na-ma

13,8

8,8

Chi-lê

94,1

44,6

Ha-mai-ca

8,0

6,0

Cho biết nước nào có tỉ lệ nợ cao nhất ở Mĩ Latinh?

A. Vê-nê-xu-ê-la.

B. Pa na ma.

C. Chi lê.

D. Ha mai ca.

Đáp án:

Theo công thức: Tỉ lệ nợ = (Tổng số nợ/ GDP) x 100 (%)

Ta tính được tỉ lệ nợ của các quốc gia như sau:

Quốc gia

Tỉ lệ nợ( %)

Vê-nê-xu-ê-la

30,5

Pa-na-ma

63,8

Chi-lê

47,4

Ha-mai-ca

75

=> Ha-mai-ca có tỉ lệ nợ nước ngoài cao nhất với 75%.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là?

A. EU

B. NAFTA

C. MERCOSUR

D. APEC

Đáp án:

Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là MERCOSUR, được thành lập năm 1991, gồm các quốc gia: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ La –tinh đang từng bước được cải thiện nhờ áp dụng biện pháp nào?

A. Củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, phát triển giáo dục.

B. Tiếp tục duy trì cơ cấu xã hội phong kiến.

C. Thực hiện cải cách ruộng đất không triệt để.

D. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tự phát.

Đáp án:

Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, giáo dục.

=> Nhiều nước đã khống chế được lạm phát, xuất khẩu tăng nhanh, nền kinh tế từng bước được cải thiện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nền kinh tế các nước Mĩ La – tinh phát triển chậm không phải do?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.

D. Người dân không có ruộng đất di cư ồ ạt ra thành phố.

Đáp án:

- Các nước Mĩ La –tinh có điều kiện tự nhiên giàu có, nguồn khoáng sản dồi dào (kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu), đất khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, cây CN lâu năm.-> đem lại nguồn nông sản lớn.

- Dân cư đông -> lao động dồi dào.

=> Điều kiện tự nhiên và nguồn lao động không phải là hạn chế đối với sự phát triển kinh tế ở Mĩ La –tinh.

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 15/10/2022