logo

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 có đáp án

Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Câu 1: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi?

A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.

B. Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức.

C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.

D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Đáp án:

Ở châu Phi, tài nguyên khoáng sản và rừng bị con người khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt cũng như các hậu quả khác về môi trường (như đất đai bị hoang hóa, khô hạn...)

=> Như vậy, hiện trạng tài nguyên châu Phi hiện nay là tài nguyên rừng và khoáng sản bị khai thác quá mức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi?

A. Trình độ dân trí thấp.

B. Nhiều hủ tục lạc hậu, bệnh tật.

C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo.

D. Chỉ số phát triển con người cao.

Đáp án:

 “Chỉ số phát triển con người cao” không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi. Vì châu Phi có trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu; tình trạng đói nghèo, bệnh tật đang là những thách thức lớn đối với người dân ở đây.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Một trong những đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi là?

A. Dân số đông, tăng rất chậm.

B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao.

D. Tuổi thọ trung bình thấp.

Đáp án:

Đặc điểm dân cư Châu Phi là  tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp

=> Nhận xét A, B, C không đúng -> Loại

Nhận xét D đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?

A. Nạn nhập cư bất hợp pháp.

B. Quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài.

C. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.

D. Trình độ dân trí thấp.

Đáp án:

Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển châu Phi là

+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .

+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….

+ Trình độ dân trí thấp.

=> Nhận xét B, C, D đúng

Nhận xét A không đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là?

A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Đáp án:

Giải pháp cấp bách là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên + áp dụng các biện pháp thủy lợi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hiện nay, những vấn đề nào đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi?

A. Tuổi thọ trung binh thấp, dân số tăng nhanh.

B. Tình trạng mù chữ, thất học gia tăng.

C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

D. Phân bố dân cư không đều, nội chiến.

Đáp án:

Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật => những thách thức lớn đang đe dọa cuộc sống người dân châu Phi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cho bảng số liệu:

Tổng thu nhập quốc dân và tổng số nợ của một số quốc gia ở Mĩ La –tinh.

Quốc gia

GDP( tỉ USD)

Tổng số nợ (tỉ USD)

Vê-nê-xu-ê-la

109,3

33,3

Pa-na-ma

13,8

8,8

Chi-lê

94,1

44,6

Ha-mai-ca

8,0

6,0

Cho biết nước nào có tỉ lệ nợ cao nhất ở Mĩ Latinh?

A. Vê-nê-xu-ê-la.

B. Pa na ma.

C. Chi lê.

D. Ha mai ca.

Đáp án:

Theo công thức: Tỉ lệ nợ = (Tổng số nợ/ GDP) x 100 (%)

Ta tính được tỉ lệ nợ của các quốc gia như sau:

Quốc gia

Tỉ lệ nợ( %)

Vê-nê-xu-ê-la

30,5

Pa-na-ma

63,8

Chi-lê

47,4

Ha-mai-ca

75

=> Ha-mai-ca có tỉ lệ nợ nước ngoài cao nhất với 75%.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tài nguyên đất và khí hậu của Mĩ La- tinh rất thuận lợi cho phát triển?

A. Chăn nuôi gia cầm, thâm canh lúa nước.

B. Thâm canh lúa nước, cây ăn quả cận nhiệt.

C. Chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Cây ăn quả nhiệt đới, cây dược liệu.

Đáp án:

Tài nguyên đất, khí hậu của Mĩ La – tinh thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh là?

A. Dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp.

B. Phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.

C. Tốc độ tăng trưởng cao.

D. Tốc độ phát triển không đều.

Đáp án:

Đặc điểm kinh tế các nước Mĩ La-tinh là: tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài (Hoa Kì và Tây Ban Nha).

=> Nhận xét D: Tốc độ phát triển không đều là đúng

Nhận xét A, B, C không đúng -> Loại

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư, xã hội của Mĩ La –tinh?

A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông.

B. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

C. Chênh lệch giàu nghèo rõ rệt.

D. Hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Đáp án:

Đặc điểm dân cư – xã hội của Mĩ La –tinh là:

- Dân cư còn nghèo đói

- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

- Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm -> đô thị hóa tự phát.

=> Nhận xét A, C, D đúng -> Loại

- Dân cư Mĩ La-tinh chủ yếu theo đạo Thiên Chua, nhận xét C : Đa dân tộc và chủ yếu theo đạo Hồi là không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?

A. Nền công nghiệp phát triển quá nhanh.

B. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.

C. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp.

D. Sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc.

Đáp án:

Khái niệm: đô thị hóa tự phát là tình trạng người dân di cư tự do từ nông thôn lên thành phố để tìm kiếm việc làm.

=> Ở Mĩ La –tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để => dân nghèo không có ruộng ồ ạt kéo ra thành phố tìm việc làm -> dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?

A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.

B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.

C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Đáp án:

Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La –tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là?

A. Nóng ẩm.

B. Lạnh ẩm.

C. Khô hạn.

D. Ẩm ướt.

Đáp án:

Khu vực Trung Á có khí hậu khô hạn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là?

A. Đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

B. Trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.

D. Đói nghèo, di dân tự phát.

Đáp án:

Đặc điểm xã hội nổi bật của khu vực Trung Á là: đa sắc tộc, mật độ dân số thấp, đa số dân cư theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là?

A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.

B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao.

D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Đáp án:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:

- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.

- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là?

A. Đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

B. Đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

C. Đều không tiếp giáp với đại dương.

D. Đều có nhiều cao nguyên và đồng bằng.

Đáp án:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, lại có dòng biển lạnh chạy qua nên đều có khí hậu khô hạn, hình thành nhiều hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án:

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là?

A. Kim cương.

B. Quặng đồng.

C. Dầu khí.

D. Kim loại màu.

Đáp án:

Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ngành trồng bông và một số cây công nghiệp có khả năng phát triển ở Trung Á nếu

A. Phát triển thủy lợi.

B. Phát triển công nghiệp chế biến.

C. Tăng khả năng xuất khẩu.

D. Đào tạo nhân công lành nghề.

Đáp án:

Trung Á có khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn” : nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do?

A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả.

B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia.

C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.

D. Dân số gia tăng quá nhanh.

Đáp án:

Dân cư châu Phi đông đúc và tăng rất nhanh dẫn đến nhu cầu về việc làm, ăn, ở, tiêu dùng lớn....

=> trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển => gây sức ép lớn lên các vấn đề giải quyết việc làm, nơi ở, an ninh lương thực, y tế, giáo dục…

=> Dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức gây mất cân bằng sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 02/12/2021 - Cập nhật : 15/10/2022