logo

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19 (có đáp án)

Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất

Câu 1. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới hải dương là

A. Rừng lá rộng, rừng hỗn hợp – đất nâu xám.

B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

C. Rừng hỗn hợp – đất nâu xám.

D. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.

Đáp án A.

Câu 2: Đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở đới khí hậu nào dưới đây?

A. Đới ôn hòa.

B. Đới nóng.

C. Đới lạnh.

D. Cận nhiệt.

Đáp án B.

Câu 3. Băng tuyết ở dãy Cap-ca phân bố bắt đầu có từ độ cao nào dưới đây?

A. 1200 – 1600m.

B. Trên 2800m.

C. 2000 – 2800m.

D. 1600 – 2000m.

Đáp án B.

Câu 4. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào dưới đây?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Đáp án D.

Câu 5. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là

A. Rừng nhiệt đới ẩm – đất đỏ vàng.

B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

C. Xavam – đất đỏ vàng.

D. Rừng nhiệt đới ẩm – đất nâu.

Đáp án A.

Câu 6: Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Đất.

D. Sinh vật.

Đáp án B.

Giải thích:

Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (nhiệt, ẩm,...). Khí hậu tác động trực tiếp đến sự phát triển của sinh vật thông qua nhiệt độ, độ ẩm, nước, ánh sáng.

Câu 7: Ở độ cao trên 2800 m thuộc dãy Cap-ca là sự phân bố của kiểu thảm thực vật và loại đất nào sau đây?

A. Rừng lá kim và đất pôt-dôn.

B. Đồng cỏ núi và đất đồng cỏ.

C. Băng tuyết.

D. Địa y và đất sơ đẳng.

Đáp án C.

Giải thích: 

Trên dãy Cap-ca, ỏ độ cao trên 2800m sinh vật không phát triển, quá trình hình thành đất khó có thể diễn ra do khí hậu băng giá, nơi đây chỉ phổ biến các mảng băng tuyết phủ trắng đỉnh núi.

Câu 8. Đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào?

A. Từ chí tuyến Bắc (23027’B) lên vòng cực Bắc (66033’B).

B. Từ chí tuyến Nam (23027’N) lên vòng cực Nam (66033’N).

C. Từ vòng cực Bắc (66033’B) lên cực Nam (900N).

D. Từ vòng cực Nam (66033’N) lên cực Nam (900N).

Đáp án C.

Giải thích:

 Đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến từ vòng cực Bắc (66033’B) lên cực Nam (900N).

Câu 9. Ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao nào dưới đây?

A. Từ 0m đến 500m.

B. Từ 500m đến 1200m.

C. Từ 1200m đến 1600m.

D. Từ 1600m đến 2000m.

Đáp án C.

Giải thích: 

Ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao khoảng từ 1200m đến 1600m.

Câu 10. Ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật nào dưới đây?

A. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá lom, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

C. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

D. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi.

Đáp án B.

Giải thích: 

Ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật là rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá lom, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

Câu 11: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao

A. Từ 0m đến 500m.

B. Từ 500m đến 1200m.

C. Từ 1200m đến 1600m.

D. Từ 1600m đến 2000m.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào hình 19.11 trong SGK/73. Ta thấy, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao từ 1200m đến 1600m.

Câu 12: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật:

A. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

C. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

D. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi.

Đáp án: B

Giải thích: 

Dựa vào hình 19.11 trong SGK/73. Ta thấy, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

Câu 13. Quá trình phong hóa nhanh kết hợp mưa nhiều nên lượng kiềm, silic bị rửa trôi, tích tụ ô-xit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng. Đó là đặc điểm hình thành đất ở vùng có khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

A. Khí hậu cận nhiệt đới.

C. Khí hậu xích đạo ẩm.

D. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

Đáp án A.

Giải thích: 

Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên đất đai dễ bị phong hóa, vụn bở kết hợp với lượng mưa lớn rửa trôi các chất bazơ dễ tan như kiềm, silic đồng thời tích tụ ô-xit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng.

Câu 14. Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là

A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim

B. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.

C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.

D. Cỏ và cây bụi rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

Đáp án C.

Giải thích: 

Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.

Câu 15: Vì sao ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất có màu đỏ vàng?

A. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào đá gốc và khoáng chất dễ bị phá, cung cấp nhiều silic, kiềm săt, nhôm có màu vàng đỏ.

B. Quá trình phong hóa nhanh kết hợp mưa nhiều nên lượng kiềm, silic bị rửa trôi, tích tụ ô-xit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng.

C. Lượng mùn trong đất không cao do mưa nhiều bị rửa trôi, đất chủ yếu là khoáng chất.

D. Độ ẩm cao, mưa lớn nên đất bị ẩm ướt, tù đọng nhiều sinh ra màu đỏ vàng

Đáp án B.

Giải thích: 

Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên đất đai dễ bị phong hóa, vụn bở kết hợp với lượng mưa lớn rửa trôi các chất bazơ dễ tan như kiềm, silic đồng thời tích tụ ô-xit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng.

Câu 16: Vì sao thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á, Trung Á?

A. Khu vực thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa.

B. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng.

C. Cả hai khu vực không tiếp giáp biển nên khí hậu khô hạn.

D. Chịu hiệu ứng phơn khô nóng.

Đáp án A.

Giải thích: 

Lãnh thổ Bắc Phi nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, có đường chí tuyến Bắc chạy qua. Đây là nơi thống trị của của các áp cao cận chí tuyến (chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến) nên mưa rất ít hoặc không có mưa do vậy hình thành hoang mạc rộng lớn (Xa-ha-ra). Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực nằm sâu trong lục địa, không có gió biển mang hơi ẩm vào, không khí khô hạn, ít mưa hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc. Như vậy, những khu vực có sự thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa thường là những khu vực có thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh.

Câu 17. Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu xích đạo.

C. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Đáp án B.

Giải thích: 

Khí hậu xích đạo là kiểu (hoặc đới) khí hậu có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển.

Câu 18. Những khu vực có sự thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa thường là những khu vực có thảm thực vật nào dưới đây phát triển mạnh?

A. Thảm thực vật đài nguyên và ôn đới.

B. Thảm thực vật rừng xích đạo ẩm.

C. Thảm thực rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D. Thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc.

Đáp án D.

Giải thích:

- Lãnh thổ Bắc Phi nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, có đường chí tuyến Bắc chạy qua. Đây là nơi thống trị của của các áp cao cận chí tuyến (chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến) nên mưa rất ít hoặc không có mưa do vậy hình thành hoang mạc rộng lớn (Xa-ha-ra).

- Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực nằm sâu trong lục địa, không có gió biển mang hơi ẩm vào, không khí khô hạn, ít mưa hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc.

=> Như vậy, những khu vực có sự thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa thường là những khu vực có thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc phát triển mạnh.

Câu 19: Ở nước ta, thành phố Sapa có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp), các loại hoa xứ lạnh. Đây là biểu hiện rõ nhất của sự phân bố thực vật theo

A. Độ cao địa hình.

B. Hướng sườn.

C. Đất.

D. Vĩ độ.

Đáp án A.

Giải thích:

 Sapa là địa danh thuộc vùng núi Tây Bắc cao đồ sộ nhất nước ta. Với độ cao trung bình trên 1000m khu vực này có khí hậu mát lạnh của vùng ôn đới thích hợp phát triển các loại rau quả ôn đới.

Câu 20. Tại sao ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc?

A. Gió thổi quá mạnh.

B. Nhiệt độ quá cao.

C. Độ ẩm quá thấp.

D. Thiếu ánh sáng.

Đáp án C.

Giải thích: 

Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm ở đây quá thấp cây cuối rất khó phát triển.

Câu 21. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính nào dưới đây?

A. Đất nâu và xám.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

C. Đất đỏ, nâu đỏ.

D. Đất đỏ vàng (feralit).

Đáp án D.

Câu 22. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào dưới đây?

A. Đất potdôn.

B. Đất đen.

C. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

D. Đất đỏ, nâu đỏ.

Đáp án A.

Câu 23. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính nào dưới đây?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Đáp án B.

Câu 24. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có nhóm đất chính nào dưới đây?

A. Đất đen.

B. Đất đỏ nâu.

C. Đất xám.

D. Đất đỏ vàng (feralit).

Đáp án B.

Câu 25. Trên dãy Cap-ca, thàm thực vật rừng dẻ (lá rộng) thích hợp phân bố ở trên loại đất nào?

A. Đất Pốt dôn.

B. Đất đồng cỏ.

C. Đất đỏ cận nhiệt.

D. Đất nâu.

Đáp án D.

Câu 26. Ở đới nóng có loại đất tiêu biểu nào dưới đây?

A. Đất đen.

B. Đất xám.

C. Đất đỏ vàng.

D. Đất nâu đỏ.

Đáp án C.

Câu 27. Khí hậu cận cực lục địa có nhóm đất chính nào dưới đây?

A. Đất đài nguyên.

B. Đất pôtdôn.

C. Đất đen.

D. Đất xám.

Đáp án A.

Câu 28. Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật chính nào dưới đây?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc.

C. Xavan, cây bụi.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Đáp án B.

Câu 29: Trên dãy Cap-ca, thàm thực vật rừng sồi (lá rộng) thích hợp phân bố ở trên loại đất nào?

A. Đất đỏ cận nhiệt.

B. Đất nâu.

C. Đất Pốt dôn.

D. Đất đồng cỏ.

Đáp án A.

Câu 30. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là

A. Rừng lá kim – đất nâu.

B. Rừng lá kim – đất pôtdôn.

C. Rừng lá rộng – đất đen.

D. Rừng lá kim – đất xám.

Đáp án B.

Câu 31: Tại sao loài địa y lại phân bố chủ yếu ở độ cao 2000 – 2800m trên dãy Cap-ca?

A. Đai cao 2000 – 2800m có nhiệt độ thấp, khí hậu khắc nghiệt.

B. Địa y phù hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa ở độ cao trên 2000m

C. Càng lên cao lượng mưa càng tăng nên ở đai này có lượng mưa lớn, thích hợp với sự phát triển của địa y.

D. Đai cao 2000 – 2800 có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao do vị trí gần hơn với tia sáng mặt trời.

Đáp án A.

Giải thích: 

Ở độ cao 2000 – 2800m, khí hậu lạnh giá và vô cùng khắc nghiệt (do càng lên cao nhiệt độ càng giảm mạnh, nhiệt độ không khí có thể chạm mức âm độ, độ ẩm thấp, lượng mưa ít), khí hậu lạnh giá và độ ẩm thấp nên quá trình hình thành đất cũng kém, hình thành loại đất sơ đẳng rất nghèo dinh dưỡng => điều kiện khí hậu và đất đai ở đai cao này phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài địa y.

Câu 32. Nơi nào dưới đây ở miền Bắc nước ta có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp) và các loại hoa xứ lạnh?

A. Lạng Sơn.

B. Sa Pa.

C. Sơn La.

D. Hà Giang.

Đáp án B.

Giải thích:

Sapa là địa danh thuộc vùng núi Tây Bắc cao đồ sộ nhất nước ta. Với độ cao trung bình trên 1000m khu vực này có khí hậu mát lạnh của vùng ôn đới thích hợp phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp) và các loại hoa xứ lạnh.

Câu 33: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.

B. Thảo nguyên. Đất đen.

C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

D. Xavan. Đất đỏ,nâu đỏ.

Đáp án: A

Câu 34: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Thảo nguyên. Đất đen.

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.

D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).

Đáp án: B

Câu 35: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá kim. Đất pôtđôn.

B. Thảo nguyên. Đất đen.

C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.

D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

Đáp án: C

Câu 36: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên.

B. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.

C. Thảo nguyên. Đất đen.

D. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám .

Đáp án: A

Câu 37: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất pôtôn.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo .Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích: 

Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK/70. Ta thấy, khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới, xích đạo và nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 38: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc .Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc .

C. Xavan, cây bụi. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng ( feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Đáp án: B

Giải thích: 

Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK/70. Ta thấy, khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật hoang mạc, bán hoang mạc và nhóm đất chính là đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 39: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào ?

A. Từ chí tuyến Bắc (23o27’B ) lên vòng cực Bắc (66o33’B) .

B. Từ chí tuyến Nam (23o27’N) lên vòng cực Nam ( 66o33’N).

C. Từ vòng cực Bắc (66o33’B) lên cực Nam (90oN).

D. Từ vòng cực Nam (66o33’N) lên cực Nam ( 90oN).

Đáp án: C

Giải thích: 

Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK/70. Ta thấy, đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến vòng cực Bắc (66o33’B) lên cực Nam (90oN).

Câu 40: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật.

A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm ,rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt .

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Rừng lá kim, thảo nguyên,rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Đáp án: D

icon-date
Xuất bản : 14/12/2021 - Cập nhật : 14/12/2021