logo

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2: Làm đất trồng cây (có đáp án) - KNTT

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2: Làm đất trồng cây (có đáp án) thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Phần khí của đất có vai trò gì?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng.

C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Đất trồng có thành phần nào sau đây?

A. Phần rắn

B. Phần lỏng

C. Phần khí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Thành phần rắn của đất trồng có vai trò nào sau đây? 

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

B. Cung cấp nước cho cây trồng.

C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 4: Đất trồng có mấy thành phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Thành phần lỏng của đất có vai trò 

A. giúp cho cây trồng đứng vững.

B. hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

C. cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

D. cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 6: Phần rắn của đất có vai trò gì?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng.

C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Phần lỏng của đất có vai trò gì?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.

B. Cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng.

C. Cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Thành phần khí của đất có vai trò nào sau đây? 

A. Hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 9: Có mấy cách bón lót?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10: Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? 

A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.

B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.

D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Câu 11: Có cách bón lót nào sau đây?

A. Rắc đều trên mặt ruộng

B. Theo hàng

C. Theo hốc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Làm đất trồng cây gồm mấy công việc chính:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13: Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào sau đây? 

A. Bón trước khi trồng cây. 

B. Bón trước khi thu hoạch.

C. Bón sau khi cây ra hoa. 

D. Bón sau khi cây đậu quả.

Câu 14: Làm đất có công việc chính nào sau đây?

A. Cày đất

B. Bừa/dập đất

C. Lên luống

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót? 

A. Phân đạm. 

B. Phân hữu cơ.

C. Phân kaili. 

D. Phân bón lá.

Câu 16: Tác dụng của cày đất là:

A. Làm xáo trộn lớp đất mặt.

B. Làm nhỏ đất

C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì? 

A. Ức chế cỏ dại.

B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa.

C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.

D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả. 

Câu 18: Tác dụng của bừa/dập đất là:

A. Làm xáo trộn lớp đất mặt.

B. Làm nhỏ đất

C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng? 

A. Rắc đều phân lên mặt ruộng.

B. Bón phân theo hàng.

C. Bón phân theo hố trồng cây.

D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.

Câu 20: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?

A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu

B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người

C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường

D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm Công nghệ 7 có đáp án Kết nối tri thức

-----------------------------------------

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2: Làm đất trồng cây - Kết nối tri thức có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! 

icon-date
Xuất bản : 13/07/2022 - Cập nhật : 02/08/2022