logo

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4 có đáp án

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4. Linh kiện bán dẫn và IC

Câu 1. Linh kiện bán dẫn được chế tạo từ chất bán dẫn nào?

A. Chất bán dẫn loại P

B. Chất bán dẫn loại N

C. Chất bán dẫn loại P và loại N

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 2. Thế nào là điôt bán dẫn?

A. Là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. Là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. Là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 3. Thế nào là tirixto?

A. Là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. Là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. Là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 4. Thế nào là tranzito?

A. Là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. Là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. Là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Câu 5. Nối ý cột A1 với ý cột B1:

A1

B1

1. Điôt bán dẫn

2. Tirixto

3. Tranzito

4. Triac

5. Có 3 tiếp giáp P – N, có 3 điện cực

6. Dòng điện đi từ cực C sang cực E

7. Có 3 điện cực A1, A2, G

8. Có 1 tiếp giáp P - N

A. 1-7; 2-5; 3-6; 4-8

B. 1-8; 2-5; 3-6; 4-8

C. 1-7; 2-6; 3-5; 4-8

D. 1-8; 2-6; 3-7; 4-5

Đáp án: B

Câu 6. Công dụng của tirixto:

A. Dùng để tách sóng, trộn tần

B. Dùng để khuếch đại tín hiệu

C. Dùng để điều khiển thiết bị trong mạch điện xoay chiều

D. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

Đáp án: D.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. IC có một hàng chân

B. IC có hai hàng chân

C. IC có một hàng chân hoặc có hai hàng chân

D. IC không có hàng chân

Đáp án: D

Câu 8. Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có …

A. hai hàng chân hoặc một hàng chân

B. hai hàng chân hoặc ba hàng chân

C. ba hàng chân hoặc bốn hàng chân

D. bốn hàng chân hoặc năm hàng chân

Đáp án: A

Câu 9. Đâu là kí hiệu điôt bán dẫn:

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4 có đáp án

Đáp án: B. 

Câu 10. Tirixto cho dòng điện đi qua khi:

A. UAK > 0, UGK > 0

B. UAK > 0, UGK < 0

C. UAK < 0, UGK > 0

D. UAK < 0, UGK < 0

Đáp án: A. 

Câu 11. Tranzito PNP có:

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4 có đáp án (ảnh 2)

Đáp án: C. 

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song, cùng chiều.

B. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song nhưng ngược chiều.

C. Triac khác điac ở chỗ triac không có cực điều khiển.

D. Điac khác triac ở chỗ điac có cực điều khiển.

Đáp án: B. 

Câu 13. Điôt có mấy dây dẫn điện ra?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Câu 14. Tranzito có mấy điện cực?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: C

Câu 15. Điện cực của điôt bán dẫn là?

A. A, K

B. A, G

C. K, G

D. A, K, G

Đáp án: A

Câu 16. Điện cực của tranzito là:

A. B, E, C

B. A, K, G

C. A, B, C

D. B, C, E

Đáp án: A

Câu 17. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có:

A. 1 tiếp giáp P – N.

B. 2 tiếp giáp P – N.

C. 3 tiếp giáp P – N.

D. Các lớp bán dẫn ghép nối tiếp.

Đáp án: A. 

Câu 18. Linh kiện điôt có:

A. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, K

B. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, G

C. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: K, G

D. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A1, A2

Đáp án: A. 

Câu 19. Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito?

A. Là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng

B. Là linh kiện điện tử dùng để tạo xung

C. Là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu

D. Là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu

Đáp án: C

Câu 20. Người ta dùng linh kiện bán dẫn nào sau đây để chỉnh lưu?

A. Tranzito

B. Điôt tiếp mặt

C. Triac

D. Tirixto

Đáp án: B

Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua

B. Điôt tiếp mặt chỉ cho dòng điện lớn đi qua

C. Điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp xoay chiều

D. Điôt chỉnh lưu biến đổi dòng xoay chiều

Đáp án: C. 

Câu 22. Điôt nào sau đây được phân loại theo công nghệ chế tạo?

A. Điôt tiếp điểm

B. Điôt ổn áp

C. Điôt chỉnh lưu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không phải của điôt tiếp điểm là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Câu 24. Đặc điểm của điôt tiếp mặt là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Câu 25. Công dụng của điôt chỉnh lưu là:

A. Biến điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Tách sóng

C. Trộn tần

D. Ổn định điện áp một chiều

Đáp án: A

Câu 26. Đâu là tên của tranzito?

A. PNP

B. NPN

C. PNP và NPN

D. PNN và NNP

Đáp án: C

Câu 27. Trong kĩ thuật Tirixto thường được dùng để:

A. Chỉnh lưu dòng điện

B. Chỉnh lưu có điều khiển

C. Điều khiển

D. Phân cực

Đáp án: B

icon-date
Xuất bản : 01/12/2021 - Cập nhật : 30/11/2022