logo

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 20 có đáp án

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 11


Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 20

Câu 1: Chọn phát biểu sai?

A. Động cơ đốt rong là động cơ nhiệt

B. Động cơ đốt ngoài là động cơ nhiệt

C. Động cơ nhiệt là động cơ đốt trong

D. Động cơ nhiệt chưa chắc là động cơ đốt trong

Đáp án đúng: C. Động cơ nhiệt là động cơ đốt trong

Vì động cơ nhiệt có thể là động cơ đốt ngoài.

Câu 2: Động cơ đốt trong cấu tạo gồm mấy cơ cấu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B. 2

Câu 3: Người ta phân loại động cơ đốt trong theo nhiên liệu thành loại nào? Chọn đáp án sai:

A. Động cơ xăng

B. Động cơ điêzen

C. Động cơ hơi nước

D. Động cơ gas

Đáp án đúng: D. Động cơ gas

Vì động cơ hơi nước là động cơ đốt ngoài

Câu 4: Động cơ xăng có thêm hệ thống nào mà động cơ điêzen không có?

A. Hệ thống bôi trơn

B. Hệ thống làm mát

C. Hệ thống khởi động

D. Hệ thống đánh lửa

Đáp án đúng: D. Hệ thống đánh lửa

Câu 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Động cơ đốt trong chỉ có 1 xilanh

B. Động cơ đốt trong có nhiều xilanh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Động cơ xăng có mấy hệ thống?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án đúng: C. 5

Vì ngoài 4 hệ thống giống động cơ điêzen, còn có thêm hệ thống đánh lửa.

Câu 7: Động cơ nào ra đời trước tiên?

A. Động cơ 2 kì

B. Động cơ 4 kì

C. Động cơ xăng

D. Động cơ điezen

Đáp án đúng: A. Động cơ 2 kì

Câu 8: Tại sao động cơ xăng có hệ thống đánh lửa còn động cơ điêzen không có?

A. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng khối lượng động cơ.

B. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng kích thước động cơ.

C. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng tính thẩm mĩ động cơ.

D. Vì hòa khí ở động cơ xăng không tự bốc cháy được.

Đáp án đúng: D. Vì hòa khí ở động cơ xăng không tự bốc cháy được.

Câu 9: Động cơ có công suất 8 mã lực, tốc độ 800 vòng/ phút là:

A. Động cơ 2 kì

B. Động cơ 4 kì

C. Động cơ xăng

D. Động cơ điêzen

Đáp án đúng: C. Động cơ xăng

Câu 10: Động cơ 4 kì ra đời năm nào?

A. 1860

B. 1877

C. 1885

D. 1897

Đáp án đúng: B. 1877


Hệ thống kiến thức Công nghệ 11 Bài 20

I. Sơ lược về sự phát triển của động cơ đốt trong

* 1860: Năm đầu tiên động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời trên thế giới

- Do kỹ sư người Pháp gốc Bỉ (Giăng Êchiên Lôna) chế tạo

- Động cơ 2 kì

- Công suất 2 mã lực

- Nhiên liệu sử dụng là khí thiên nhiên

* 1877: ĐCĐT 4 kì đầu tiên được ra đời

- Do kỹ sư người Đức (Nicôla Aogut ôttô) và kỹ sư người Pháp ( Lăng Ghen) chế tạo

- Động cơ 4 kì

- Nhiên liệu sử dụng là khí than

* 1885: Động cơ xăng 4 kì đầu tiên được ra đời

- Do kỹ sư người Đức (Gôlip Đemlơ) chế tạo

- Động cơ 4 kì

- Công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 (vòng/phút)

- Nhiên liệu sử dụng là xăng

* 1897: Động cơ Điêzen 4 kì đầu tiên được ra đời

- Do kỹ sư người Đức (RuđônphơSaclơ Sređiêng Điezen) chế tạo

- Động cơ 4 kì

- Công suất 20 mã lực

- Nhiên liệu sử dụng là dầu Điezen

→ Ngày nay, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống: Tổng năng lượng tạo ra từ ĐCĐT chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được tao ra trên thế giới.

II. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong

1, Khái niêm động cơ đốt trong

- Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt. Biến nhiệt năng thành cơ năng.

- Quá trình đốt cháy nhiên liệu biến nhiêt năng thành cơ năng diễn ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ.

2, Phân loại động cơ đốt trong

- Động cơ đốt trong có nhiều loại, để phân loại ĐCĐT người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của động cơ đốt trong.

- Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga,. Trong đó động cơ Điêzen là phổ biến nhất.

- Theo hành trình của pittông trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.

- Lưu ý: 

+ Động cơ hơi nước không phải là động cơ đốt trong . Vì động cơ này dùng nhiệt đun sôi nước trong nồi hơi để ra hơi nước có áp xuất cao . Còn việc biến hơi nước có  áp xuất cao thành cơ năng xảy ra trong xi lanh động cơ

3, Cấu tạo động cơ đốt trong

- Cấu tạo của  động cơ đốt trong gồm có 2 cơ cấu và 4 hệ thống sau:

+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Cơ cấu phân phối khí.

+ Hệ thống bôi trơn.

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

+ Hệ thống làm mát.

+ Hệ thống khởi động

- Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 20 có đáp án
icon-date
Xuất bản : 22/01/2022 - Cập nhật : 23/01/2022