logo

Trả lời câu hỏi trang 21 Lịch Sử 11 Bài 4


Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Trả lời câu hỏi trang 21 Lịch Sử 11 Bài 4

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin.

- Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?

- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ với Phi-lip-pin như thế nào?

Lời giải

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin:

* Giống nhau:

- Cùng chung mục tiêu chống lại Tây Ban Nha.

- Là phong trào yêu nước, thể hiện tinh thần dân tộc quyết tâm giành lại độc lập.

- Đều thất bại

* Khác nhau:

- Phương pháp đấu tranh: một phong trào mang xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-đan; một phong trào mang xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.

- Hình thức đấu tranh:

+ Xu hướng cải cách: dùng biện pháp ôn hòa

+ Xu hướng bạo động: dùng biện pháp vũ trang

- Lực lượng tham gia:

+ x-Xu hướng cải cách: trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản và một số dân nghèo.

+ x-Xu hướng bạo động: những người dân nghèo.

- Chủ trương đấu tranh:

+ Xu hướng cải cách: Tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh giành lại một số quyền lợi cho người dân Phi-líp-pin.

+ Xu hướng bạo động: Sử dụng bạo lực lật đổ thực dân, xây dựng nền độc lập, bình đẳng, bênh vực người nghèo.

Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin diễn ra: 

- Ngày 28-8-1896, với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết!” Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra toàn quần đảo.

- Chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo được thiết lập ở nhiều nơi, ruộng đất được chia cho nông dân, từng bước thiết lập nền cộng hòa.

- Tuy đang trên đà thắng lợi, nhưng Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, năm 1897 giải tán KATIPUNAN.

- Ý nghĩa: Cách mạng năm 1896 được coi là cuộc cách mạng tư sản. Đây cũng là cuộc cách mạng chống lại đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á. Tinh thần, và ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Phi-líp-pin được đánh thức sau cuộc cách mạng 1896.

Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ đối với Phi-lip-pin:

- Âm mưu: Tranh thủ thời cơ cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin bị đàn áp, đế quốc Mĩ tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương.

- Thủ đoạn:

+ Tháng 4/ 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích độc chiếm Phi-líp-pin.

+ Dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin vào tháng 6/1898.

+ Tây Ban Nha thua trận, Mĩ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức. Đến năm 1902 thì dập tắt hẳn. Phí-líp-pin chính thức trở thành thuộc địa của Mĩ.

Xem toàn bộ Soạn sử 11: Bài 4. Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021