logo

Top 3 dàn ý chi tiết bài Từ ấy

Tham khảo Top 3 dàn ý chi tiết bài Từ ấy ngắn gọn, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý chi tiết bài Từ ấy - Mẫu số 1

Top 3 dàn ý chi tiết bài Từ ấy (ngắn gọn, hay nhất)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam

- “Từ ấy”- một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đối với tác giả, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của tác giả.

2. Thân bài

* Khổ 1: Thể hiện niềm vui sướng say mê của Tố Hữu khi bắt gặp lý tưởng Cộng sản

- “từ ấy “ là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp của Tố Hữu, khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

=> Bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời.

- “Bừng nắng hạ”: Là ánh sáng mạnh mẽ chói rực, hấp dẫn trong “tôi”.

- Hình ảnh “mặt trời chân lý”: Hình ảnh ẩn dụ chỉ chân lý của Đảng đã soi sáng cho tác giả

- Hình ảnh so sánh “hồn tôi như một vườn hoa lá”: Hình ảnh kiểu mới, hình ảnh dùng để giãi bày khái quát tình cảm của tác giả

* Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống:

- “Buộc”- động từ mạnh, thể hiện sự sẵn sàng, tự nguyện buộc mình với mọi người.

- “Mạnh khối đời”- có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái với nhau

=> Lẽ sống: Gắn cái tôi với cái ta chung

* Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu

- Điệp ngữ “là” kết hợp với liệt kê (em, anh, con vạn nhà)

=> Tố Hữu là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam, gắn bó máu thịt với tất cả mọi người; tác giả đã thoát ra cái ích kỷ hẹp hòi cá nhân
để liên kết các giai cấp.

* Nghệ thuật:

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh, liệt kê, ẩn dụ…

- Giọng điệu: Ngân vang, nhịp thơ được ngắt đều và giàu cảm xúc

- Hình ảnh trong các câu thơ mới lạ và tươi sáng: Vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim...

3. Kết bài

Kết luận, mở rộng.

- “Từ ấy”- bài thơ chứa đầy cảm xúc của tác giả, đó là niềm hân hoan khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới.
- Đảng Cộng sản đã mang đến những ánh sáng rực rỡ, mở con đường mới cho nhiều người trong đó có tác giả.


Dàn ý chi tiết bài Từ ấy - Mẫu số 2

I.Mở bài

  • Giới thiệu tác giả tác phẩm.

Tố Hữu là nhà thơ tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của tác giả, là tập hợp những tác phẩm của Tố Hữu trong hoảng thời gian 1937-1946. Bài thơ “Từ ấy” là bài thơ được rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ trên. Tác phẩm với nét thơ trong sáng đã đã lại cho người đọc nhiều ấn tượng từ giá trị nội dung đến đặc sắc về nghệ thuật.

II.Thân bài

1. Khổ một

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”

- Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lý” chỉ ánh sáng của lí tưởng. Lí tưởng giống như một nguồn ánh sáng cao cả, rực rỡ, chiếu rạng qua tâm hồn nhà thơ. Lí tưởng của Đảng là nguồn sáng kì diệu như mặt trời dẫn dắt, soi đường cho người thanh niên yêu nước.

- Các động từ mạnh: “Bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột; “Chói”: chiếu rọi mạnh mẽ, rạng rỡ. Hai động từ kết hợp đã nhấn mạnh sự thay đổi hoàn toàn trong nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”: khu vườn tâm hồn của nhà thơ vừa rộn ràng tiếng ca của sức sống vừa ngọt ngào của tình yêu. Khu vườn được tắm trong ánh sáng của lí tưởng và nhà thơ cũng xốn xang cảm giác đắm say, ngây ngất.

- Tố Hữu không chỉ đến với lí tưởng bằng nhận thức, lí trí mà còn bằng trái tim rực rỡ tình yêu.

2. Khổ hai

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

- Các từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” thể hiện sự tự nguyện gắn bó của nhân vật trữ tình. “Buộc” là sự gắn kết, “trang trải” là san sẻ còn “gần gũi” là gắn nó giao cảm.

- Đại từ “tôi” được đặt trong mối liên hệ với “mọi người”, với “trăm nơi” và “bao hồn khổ”. Trong tình hữu ái giai cấp, nhân vật trữ tình vì thế không thấy mình là cái tôi riêng lẻ mà trở thành một phần của “khối đời” lao khổ.

- Tố Hữu đã gắn kết với cuộc sống của mình với cuộc sống của nhân dân một cách tự nhiên như thế.

3. Khổ 3

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...”

- Đâị từ nhân xưng “tôi” được chuyển thành “em”, “anh” trong các câu thơ tiếp theo. Qua đó đã thể hiện sự gắn bó giữ chủ thể trữ tình của quần chúng nhân dân lao khổ. Đó không chỉ là mối đồng cảm của những người cùng chung cảnh ngộ mà còn là cùng chung một gia đình. Nhà thơ đã định nghĩa một lẽ sống lớn: lẽ sống chan hòa, gắn bó với nhân dân lao khổ.

- Điệp từ “là” và phép điệp cấu trúc cùng với số từ đã thể hiện sự vô hạn, nhân mạnh gia đình mà nhà thơ gắn kết là gia đình là gia đình nhân loại rộng lớn , là tập hợp của những kiếp sống đau khổ lầm than.

4. Đánh giá

a. Nội dung:

- Thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu tìm đến lí tưởng, gắn bó, hòa hợp với nhân dân.

- Bài thơ là khúc ca về hành trình tìm đến lí tưởng của người thanh niên giàu lòng yêu nước một lòng theo ánh sáng của Đảng.

b. Nghệ thuật:

- Giọng say mê, náo nức, lí tưởng được cảm nhận bằng chất men của tình yêu.

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ tươi sáng, trẻ trung.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm.

Bằng những vần thơ trong sáng, tươi vui cùng giọng thơ sôi nổi tràn đầy tin yêu, tác phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu đã cho ta thấy được một tâm hồn sôi nổi của người thanh niên khi mới gặp ánh sáng soi đường của Đảng và tâm hồn khát khao được gắn bó với cộng đồng, với nhân dân. Dường như lòng ta cũng thêm khao khát được hòa hợp, được gắn bó, được hòa chung niềm vui lớn của cả nước, của nhân dân, được hòa mình để cống hiến và gây dựng.


Dàn ý chi tiết bài Từ ấy - Mẫu số 3

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu chung về tác phẩm Từ ấy

2. Thân bài

a. Khổ 1: Niềm vui sướng, xúc động của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.

- Nghệ thuật ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

- “Mặt trời chân lí”: lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, xua tan đi không khí lạnh lẽo, u ám đang bao trùm lên tâm trạng của người dân mất nước. Ánh sáng ấy không phải thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, tinh khôi mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Cách mạng cũng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

b. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

- Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta chung” của mọi người.

- “Buộc”, “trang trải”: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

- Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: Khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

c. Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ

- Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".

- Nghệ thuật: điệp từ, số từ ước lệ “vạn”

=> Nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Tấm lòng đồng cảm, thương xót những người nghèo khổ và căm hận trước bao bất công, ngang trái trong xã hội được nhà thơ thể hiện chân thành, xúc động. Chính vì những kiếp người nhỏ bé như vậy, người thanh niên Tố Hữu sẽ hang say hoạt động cách mạng.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

---/---

Trên đây là Top 3 dàn ý chi tiết bài Từ ấy do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2021 - Cập nhật : 19/03/2021