Tôn Thất Tùng là một bác sĩ phẫu thuật, người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học điôxin đến con người và môi trường tại Việt Nam. Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là người đã đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:
Trả lời:
Tôn Thất Tùng là một bác sĩ phẫu thuật, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội. Ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958.Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học điôxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch.
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là người đã đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ông có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước: Kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka để bộ đội Việt Nam có vũ khí chống xe tăng và lô cốt Pháp. Ông nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) cỡ 60mm.
Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là một bác sĩ phẫu thuật người Việt Nam, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả của "phương pháp cắt gan khô" hay còn được gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng".
GS, bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học y học với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang các nước trên thế giới. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm khoa học Pháp, được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Pa-ri, ông còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.
Với những thành tựu và đóng góp to lớn cho nền y học nước nhà, GS. Tôn Thất Tùng đã được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Anh hùng Lao động (1962), Viện sĩ viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội viên Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Thành viên Viện Hàn lâm phẫu thuật Pa-ri, Hội viên Hội Những nhà phẫu thuật Ly-ông (Pháp), Thành viên Hội Quốc gia Những nhà phẫu thuật An-giê-ri, Huy chương phẫu thuật quốc tế Lan-nơ-lông-gơ (1977), Huân chương Hồ Chí Minh (1992), Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996). Từ năm 2000, Nhà nước ta đã đặt ra một giải thưởng về Y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng.
Ông tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời trăn trối của cha “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời. Ông lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và chị gái. Với tư chất thông minh vượt trội, sau khi kết thúc Đệ nhất cấp trường tỉnh Mỹ Tho, ông lên Sài Gòn theo học trường Trung học Pétrus Ký nổi tiếng. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được Trung ương chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề khoa học.
Ông từng giữ chức Giám đốc đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên Hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983 - 1988), đại biểu Quốc hội các khóa II và III.
Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất năm 1952.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp to lớn vào các cuộc chiến chống B52, phá hệ thống thủy lợi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công.
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về các công trình chế tạo vũ khí bazoka, SKZ, bom bay. Các công trình nghiên cứu của ông được các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá cao, được quân đội nhân dân Việt Nam ứng dụng rộng rãi và là nỗi kinh hoàng cho quân đội đối phương.
--------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.