logo

Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là

Câu hỏi: Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là

A. Bái hỏa giáo

B. Đa thần giáo

C. Đạo vật tổ

D. Sikh giáo 

Trả lời

Đáp án đúng: B. Đa thần giáo

Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là Đa thần giáo

Người Ai Cập theo chủ nghĩa đa thần, có nghĩa là họ thờ rất nhiều thần, nhiều đến mức họ thường chia các thần thành nhóm, mỗi nhóm từ 3 tới 9 thần có mỗi liên hệ với nhau như là cùng làm 1 chức năng hoặc có quan hệ cha - con, cháu - chắt. Ví dụ như thần Atum có con là Shu và Tefnut, cháu là Nút và Geb… Những vị thần này hiện thân qua các loài trong tự nhiên như chim, thú hoặc bò sát. Đơn cử như thần Anubis hiện thân qua loài chó rừng và có nhiệm vụ bảo vệ các xác ướp hay thần Bes hiện thân qua sư tử có nhiệm vụ bảo vệ các phụ nữ có thai.

Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là

Sự tôn trọng dành cho các vị thần không phụ thuộc vào con vật hiện thân là sư tử, đại bàng hay ếch nhái mà điều đó phụ thuộc vào yếu tố chính trị. Việc Pharaoh lúc đó xuất thân từ vùng nào thì thần địa phương của vùng đó sẽ trở thành thần quốc gia và nó thay đổi theo thời kỳ.

Trong thời kỳ khởi nguyên, lúc Menes thống nhất miền thượng và hạ Ai cập để xây dựng triều đại đầu tiên thì thần chim ưng Horus trở thành thần quốc gia và được thờ phượng nhiều nhất

Nhưng qua triều đại thứ 5 khi các Pharaoh xuất thân từ vùng Heliopolis là vùng tôn thờ thần mặt trời thì thần Ra trở thành thần đứng đầu các thần của Ai Cập. 

Còn trong vương quốc trung đại và vương quốc mới thì thần Amun trở thành thần quốc gia, vì lúc này các Pharaoh xuất thân từ Thebes. 

Tuy nhiên người Ai Cập không bao giờ chỉ thờ 1 mình thần quốc gia mà thôi, đối với nông dân Ai Cập thì thần địa phương là quan trọng nhất. Họ tin rằng mọi phúc lợi của họ đều đến từ 1 vị thần nào đó. Như sự màu mỡ của đất và sinh sản của súc vật là do thần Wadj-wer ban cho, chiến thắng hay thất bại trong chiến trận là do thần Anhur quyết định. 

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 05/07/2022