logo

Tóm tắt truyện Cơm cô cơm thầy - nhật ký Osin

     Nói đến phóng sự trong giai đoạn 1930-1945 trước hết phải đặt tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lên hàng đầu. Ông từng được mệnh danh là "vua phóng sự đất Bắc”. Điều đó đã được chứng minh qua những tác phẩm tiêu biểu như: Cạm bẫy người(1933), Kĩ thuật lấy Tây (1943) và đặc biệt là Cơm thầy cơm cô (1936). 

     Cả thiên phóng sự gồm chín chương, đoạn trích chương ba và chương bốn là hai chương tiêu biểu của phóng sự nổi tiếng này.

Tóm tắt truyện Cơm cô cơm thầy - nhật ký Osin


Tóm tắt chương 3, chương 4 tác phẩm Cơm cô cơm thầy

     Mở đầu chương ba, chúng ta đã bắp gặp ngay một hiện trạng, đó là những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt. Tình cảnh của họ mới thật éo le, thật thương tâm và tội nghiệp. Trong số đó gồm tất cả mọi lứa tuổi và đủ cả hai giới nam và nữ. Ta cứ xem cái chương của phóng sự "Muốn bán mười sáu người" là đủ hiểu sự thảm hại của hiện trạng thất nghiệp thời bấy giờ. Cái tên chương như một cái biển quảng cáo rao hàng, cứ như mục rao vặt trên mặt báo. Nhưng ở báo chí thường người ta chỉ rao bán đồ vật, tài sản, còn đây lại rao bán người. Không những thế, lại bày ngay trên mặt phố vừa bày vừa rao. Sự thật thì có chuyện bán người, mà lại bán với cái giá rẻ mạt, thậm chí còn rất ế ẩm.
 
     Trong cái chợ giời bán người đó tất xuất hiện những loại người buôn bán "Tôi thấy mụ trùm ế hàng mà lo cho bọn khốn nạn kia, còn chính mụ lại ra ý sung sướng, tôi chưa hiểu vì lẽ gì".

Nhân vật "tôi" đóng vai người điều tra phỏng vấn đã được mắt thấy tai nghe ở cái "ngã tư đường", nơi tụ họp của những người thất nghiệp, ở đó có sự bất công đến lạ lùng, mụ "đưa người" thì thừa cơ dùng những thủ đoạn, những món nghề ra mà tác oai trước mặt bao kẻ cùng quân, tội nghiệp. Hiện lên trước mặt chúng ta là đám người "ngồi dơ mặt cho ruồi bâu” và số phận của họ trên con đường kiếm kế sinh nhai. Phải cho rằng tình cảnh của những người lao động thất nghiệp ấy đã rơi vào tình thế bi đát nhất. Cứ xem cảnh sinh hoạt của họ, ta sẽ phải chua xót thay cho những thân phận cơ hàn ấy. Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, "vui vẻ bắt chấy cho nhau, cắn cho đỡ đói". Quả là một bi kịch thảm khốc của người lao động thất nghiệp. Dường như ở họ, cái lối thoát chật chội chỉ còn biết dựa vào sự may rủi của cách xin việc khốn khó đó. Ấy thế mà giá cả thuê mướn lại còn bị kẻ môi giới ăn bớt, ăn xén. Những sự việc đó đều được nhân vật "tôi" chứng kiến qua quá trình điều tra phỏng vấn của mình.
Trong chương thứ ba của phóng sự, tác giả đặc biệt chú ý đến những nỗi thống khổ của tầng lớp lao động đủ mọi lứa tuổi, và dường như cái giá của họ là do mụ "đưa người” toàn quyền quyết định. Qua cuộc phỏng vấn ngắn, nhân vật "tôi" đã được mụ môi giới cho biết giá của từng loại người. Nhưng mặc dù đã có những cái giá "rẻ như bèo” ấy, hàng vẫn cứ ế. Phải nói rằng cuộc vật lộn vói "cơm thầy cơm cô" của họ là vô cùng gian khổ. Tuy thế cứ theo cách bình luận của nhân vật "tôi" ở cuối chương ba, ta mới thấy hết sự bất công và sự khốn cùng nó hiện ra như thế nào. Theo lời bình của nhân vật "tôi", "Hà Thành không có sự tổ chức, đám dân hạ lưu chia nhau ra khắp các phố, thành thử những người lịch sự tưởng Hà Thành lịch sự, mà các nhà xã hội học cũng tưởng Hà Thành không có chuyện gì bi thương".. Lời bình luận đó của nhân vật "tôi" chen vào những chi tiết hiện thực đậm nét đe tố  cáo cái xã hội "chó đểu". Với cách nói trái ngược mang màu sắc châm biếm, tác giả đã lột cái mặt nạ "Hà Thành lịch sự", "Hà Thành không có chuyện gì bi thương".

     Khi đóng vai người đi xin việc, tác giả đã nhận ra rất nhiều chuyện trớ trêu từ đám người khốn khổ ấy. Nhân vật "tôi", người đóng vai điều tra viên lại bình luận tiếp về cái xã hội lắm điều oan trái. "Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo đến đây để lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó làm cho cái giá con người phải ngang hàng giá loài vật, nó làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hoả Lò và một bọn trẻ cái làm nghề mại dâm".

     Thật là thảm hại và thương tâm. Cuộc sống của họ đã bị tụt xuống đáy sâu của sự khốn khổ và lời bình luận ấy cũng đau đáu một nỗi thương cảm đến mức khiến cho người đọc phải chua xót, nghẹn ngào. Thì ra, trong cảnh khốn cùng cái giá của con người chỉ còn được so sánh ngang hàng với giá loài vật, thậm chí còn không bằng con vật. "con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn", còn con người muốn ăn thì con trai phải vào nhà Hoả Lò, con gái phải làm điếm. Ẩn đằng sau là dụng ý tác giả muốn phê phán xã hội đã bóp nghẹt sự sống của con người.

     Bước sang chương bốn là nhân vật tôi phỏng vấn mụ môi giới và lắng nghe cuộc đối thoại, cuộc mặc cả, làm giá của mụ ta với kẻ đi thuê mướn người.

     Nếu ở chương ba là việc phát giá, thì sang chương bốn là việc ngã giá. Qua một vài lời phỏng vấn của nhân vật tôi, ta sẽ thấy có rất nhiều mức giá được đặt ra cho từng thứ hạng người.

     Kết thúc chương bốn là những lời bình luận của nhân vật tôi. Theo đó sự việc và nội dung câu chuyện như  càng được hiện lên đầy đủ. Họ chia tay nhau ..... mụ đưa người đã thành công trong cái việc "bóp cổ" người.


Review sách Cơm Thầy Cơm Cô

Tóm tắt truyện Cơm cô cơm thầy - nhật ký Osin (ảnh 2)

     Độc giả Hồ Thủy Tiên nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi). Tất thảy mọi vấn đề đều là vấn đề của bản thân.

     Quả nhiên là “ông vua phóng sự” của đất Bắc kỳ, Vũ Trọng Phụng khiến người đọc phải cười nhưng suy ngẫm lại về những cái gọi là giá trị đạo đức. Ở một cái xã hội mà đồng tiền có quyền lực vạn năng, bản chất lương thiện vốn có của con người thật khó lòng mà giữ được. Tình người cũng vì thế mà tan biến đi, chỉ còn lại những tính toán, lọc lừa nhằm đạt được lợi ích riêng. “Cái giá trị làm người nghĩa là có kho không bằng súc vật. Có khi con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn tôi tớ trong nhà.” Dưới xã hội như vầy thì bảo sao mà nghề “buôn người” không phổ biến cho được. Văn phong trào phúng của Vũ Trọng Phụng đúng là bậc thầy!!!

     Độc giả Bùi Thiện Trí nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Vũ Trọng Phụng, một cây bút tài năng của nền văn chương Việt, được mệnh danh là ông vua phóng sự của đất Bắc Kì, cùng với lối văn trào phúng, châm biếm đả kích sâu cay cuộc đời. Đọc tác phẩm, người đọc như cười ra nước mắt khi chứng kiến những cảnh trái khoáy, những sự bất lương, những thủ đoạn đẩy người khác vào đường cùng… Cũng như nhiều tác phẩm khác, hai tác phẩm trên cũng cùng bóc trần bộ mặt thật của những con người bịp bợm, lọc lõi, đã đưa đến cái nhìn toàn cảnh, dẫu có hơi bi quan về thực tại xã hội bấy giờ! Nhưng chung qui lại, nó khiến cho người đọc hết sức thán phục trước cách viết quá ư là đặc sắc :Ngỡ vậy mà không phải vậy!

     Độc giả lê thu phương nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài hoa trên cả hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. A!Đây rồi! Song, trước hết, Vũ Trọng Phụng là một “kiện tướng” về phóng sự, bởi “xét về mặt thể tài thuần tuý, phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã là một cái gì rất chín, rất thành thục không chê vào đâu được. Cũng chẳng sung sướng hơn là bao. Sở dĩ nói Vũ Trọng Phụng đi xa hơn cả, so với nhiều cây bút phóng sự khác là ở chỗ trong khi miêu tả những sự đời ấy, ông biết làm cho nó lung linh lên, thật đấy, mà huyễn hoặc đấy, ma quái đấy, những sự thật được ông khai thác đôi khi tưởng như riêng lẻ, cá biệt, song lại nói được bản chất sự vật. Cũng chẳng sung sướng hơn là bao. Danh hiệu “ông vua phóng sự” quả là xứng đáng với tài năng và cống hiến to lớn của Vũ Trọng Phụng trong việc phát triển, hoàn thiện thể phóng sự, góp phần khẳng định tên tuổi một nhà văn hiện thực lớn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chết tiệt!”. Chết tiệt!

     Biết đến Vũ TRọng Phụng bởi tác phẩm ” Số đỏ ” mình tiếp tục tìm mua những cuốn tiểu thuyết của ông . Quả thật câu truyện này cũng đầy trào phúng và sâu cay như các tác phẩm khác của ông. Với tài năng của mình, Vũ trọng Phụng đã lật tẩy cái thỏi bạc bịp , vô tâm , khốn nạn của cái xã hội thời bấy giờ.Danh hiệu “ông vua phóng sự” quả là xứng đáng với tài năng và cống hiến to lớn của Vũ Trọng Phụng trong việc phát triển, hoàn thiện thể phóng sự, góp phần khẳng định tên tuổi một nhà văn hiện thực lớn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.Là học sinh thích môn văn nên mình đã mua quyển này và thấy nó rất có ích cho việc học tập 

     Độc giả Phan Vinh nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi) ngòi bút sắc sảo châm biếm sâu cay. ông đúng là ông vua phóng sự đất bắc

     Độc giả Lê Diệu Hoa nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Vũ Trọng Phụng không hề “phụ bạc” những kì vọng của tôi. Mỗi phóng sự, mỗi tiểu thuyết ông viết đều để lại trong tâm trí tôi những ấn tượng sâu sắc. Đọc phóng sự của ông khiến tôi đặt ra một câu hỏi: làm thế nào ông có thể thâm nhập vào từng cái xã hội thu nhỏ của chủ đề mà ông hướng tới, như là làng bạc bịp, với những mánh khóe tài tình hay ho. Từng cảnh đời được khắc họa lại chân thật. Không đọc phóng sự này, có lẽ tôi không biết được trên đời này còn từng ấy loại mánh khóe. Dù sao, không nói đến đạo đức hay luân thường đạo lý, thì những con người có nhiều thành tựu trong lĩnh vực mình làm, ấy là một loại tài năng.

     Độc giả Hồ Thủy Tiên nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Quả nhiên là “ông vua phóng sự” của đất Bắc kỳ, Vũ Trọng Phụng khiến người đọc phải cười nhưng suy ngẫm lại về những cái gọi là giá trị đạo đức. Ở một cái xã hội mà đồng tiền có quyền lực vạn năng, bản chất lương thiện vốn có của con người thật khó lòng mà giữ được. Tình người cũng vì thế mà tan biến đi, chỉ còn lại những tính toán, lọc lừa nhằm đạt được lợi ích riêng. “Cái giá trị làm người nghĩa là có kho không bằng súc vật. Có khi con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn tôi tớ trong nhà.” Dưới xã hội như vầy thì bảo sao mà nghề “buôn người” không phổ biến cho được. Văn phong trào phúng của Vũ Trọng Phụng đúng là bậc thầy!!!

     Độc giả Bùi Thiện Trí nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Vũ Trọng Phụng, một cây bút tài năng của nền văn chương Việt, được mệnh danh là ông vua phóng sự của đất Bắc Kì, cùng với lối văn trào phúng, châm biếm đả kích sâu cay cuộc đời. Đọc tác phẩm, người đọc như cười ra nước mắt khi chứng kiến những cảnh trái khoáy, những sự bất lương, những thủ đoạn đẩy người khác vào đường cùng… Cũng như nhiều tác phẩm khác, hai tác phẩm trên cũng cùng bóc trần bộ mặt thật của những con người bịp bợm, lọc lõi, đã đưa đến cái nhìn toàn cảnh, dẫu có hơi bi quan về thực tại xã hội bấy giờ! Nhưng chung qui lại, nó khiến cho người đọc hết sức thán phục trước cách viết quá ư là đặc sắc :Ngỡ vậy mà không phải vậy!

     Độc giả lê thu phương nhận xét về tác phẩm Cơm Thầy Cơm Cô – Cạm Bẫy Người (Sách Bỏ Túi)

     Biết đến Vũ TRọng Phụng bởi tác phẩm ” Số đỏ ” mình tiếp tục tìm mua những cuốn tiểu thuyết của ông . Quả thật câu truyện này cũng đầy trào phúng và sâu cay như các tác phẩm khác của ông. Với tài năng của mình, Vũ trọng Phụng đã lật tẩy cái thỏi bạc bịp , vô tâm , khốn nạn của cái xã hội thời bấy giờ.Danh hiệu “ông vua phóng sự” quả là xứng đáng với tài năng và cống hiến to lớn của Vũ Trọng Phụng trong việc phát triển, hoàn thiện thể phóng sự, góp phần khẳng định tên tuổi một nhà văn hiện thực lớn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.Là học sinh thích môn văn nên mình đã mua quyển này và thấy nó rất có ích cho việc học tập 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021