logo

Tóm tắt quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884

Câu trả lời chính xác nhất: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại của biển Đà Nẵng. Bị thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định (1959), rồi thôn tính toàn bộ Nam Kỳ 1867. Sau đó đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873 và lần thứ hai 1882. Cuối cùng tấn công của biển Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế buộc triều định Huế đầu hàng với việc triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

Để hiểu rõ hơn về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884 như thế nào và kết quả ra sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Quá trính Pháp xâm lược Việt nam từ năm 1858 đến 1884

- Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Pháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị.

- Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Ị Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ haichính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.

Tóm tắt quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884

- Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp – ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ởBắc Kì và Trung Kì.

- Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa


2. Nhân dân ta chống Pháp thế nào?

- Ngay từ khi pháp tấn công vào Đà Nẵng (1/9/1858):

+ Đốc học Nguyễn Văn Nghị mang 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường chống thực dân Pháp.

+ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân và dân ta anh dũng chống pháp, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống, lập phòng tuyến dọc bờ biển.

=> Pháp cầm cự ở bán đảo Sơn Trà 5 tháng. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

Tóm tắt quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884

- Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp tấn công vào Gia định (17/2/1859), quân và dân ta tích cực phối hợp cùng quân triều đình chống pháp:

+ Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.

+ Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.

- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).

+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

- Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các tỉnh miền Tây Nam Kì. Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh. Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

- Đến năm 1873, thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lầ thứ nhất. Khi đó, phong trào chống Pháp tiếp tùng bùng nổ:

+ Phong trào kháng chiến của triều đình (trận đánh ở thành Hà Nội): Viên chưởng cơ lãnh đạo 100 binh sĩ chiến đấu và hy sinh ở Ô Quan Chưởng. Trong thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng --> ông bị thương, từ chối sự chữa trị của Pháp và nhịn ăn cho đến chết.

+Trong nhân dân: chiến đấu quyết liệt gây khó khăn cho Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) --> Gac-ni-ê bị giết -->Pháp hoang mang lo sợ. Ngày 15/3/1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

--> Nhân dân bất bình trước Hiệp ước và nổi dậy khắp nơi.

- Năm 1882 – 1883 Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì tiếp tục nổi dậy kháng chiến:

+ Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

+ Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp: Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến. Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.

=> Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của quân và dân ta. 

>>> Xem thêm: Soạn sử 8 Bài 26 ngắn nhất: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ 19

--------------------

Trên đây là toàn bộ kiến thức của Top lời giải cung cấp về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884 như thế nào và kết quả ra sao, mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn học môn Lịch sử tốt hơn.

icon-date
Xuất bản : 23/05/2022 - Cập nhật : 23/05/2022