logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 7 Bài 1 Cánh diều: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu trang 6, 7, 8 dễ hiểu.

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu trang 6, 7, 8 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh Diều


1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

+ Người Giéc man đã thành lập nhiều vương quốc mới như Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ăng-lô-Xắc-xông,…

+ Ngoài ra họ còn chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã trước đây. 

+ Người Giéc man đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Thiên chúa giáo, xây dựng nhà thờ. 

+ Hình thành tầng lớp tăng lữ, quý tộc quân sự và tăng lữ trở thành tầng lớp giàu có và nhiều quyền lực. 

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu có những sự kiện chủ yếu như:

+ Người Giéc-man và các bộ tộc phương Bắc từng bước tràn xuống xâm nhập La Mã vào thế kỉ III. 

+ Sau khi lật đổ chế đổ chế độ La Mã, người Giéc-man thành lập nhiều vương quốc mới vào năm 476. 

+ Tầng lớp giàu có và nhiều quyền lực là tầng lớp quý tộc quân sự, tăng lữ

+ Phải làm thuê và nộp tô thuế cho các lãnh chúa là tầng lớp nông nô không có ruộng đất. 

+ Có thể thấy chế độ phong kiến Tây Âu cơ bản được xác lập vào thế kỉ VIII.


2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

- Về đặc điểm kinh tế:

+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, … 

+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm của kinh tế trong lãnh địa. 

+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.

- Về đặc điểm xã hội:

+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ. 

+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự. 

+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.

+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.


3. Thành thị Tây Âu thời Trung đại

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

* Thành thị thời trung đại có vai trò như sau:

- Thành thị thời trung đại góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. 

- Ngoài ra, nó còn góp phần xóa bỏ chế độ phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. 

- Sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu là do không khí tự do ở thành thị tạo tiền đề. 

* Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. Vì:

- Trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô là người lao động chính, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến. Tuy nhiên giờ đây đã bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy, nông nô sẽ noi gương theo thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô.

- Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kì phát triển là sự ra đời của thành thị vào thế kỉ XI, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến. 

- Quyền tự trị có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị. Do đó, thành thị quyết liệt đấu tranh để giành quyền này.

- Để thiết lập chế độ phong kiến tập quyền, thị dân đã giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. Thị dân dần dược tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.

* Bô-la-nha (i-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xóoc- bon (Pháp),…là một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại


4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

- Vào thế kỉ I, tại Giu-đê, Thiên Chúa giáo đã được chúa Giê-su sáng lập

- Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái là một trong những đặc điểm của sự hình thành Thiên Chúa giáo. 

- Thiên Chúa giáo được đông đảo người dân tin theo khi mới ra đời nhưng sau đó đã bị chính quyền La Mã ngăn cản. 

- Công giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến vào thời trung đại.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022