logo

[Sách mới] Lý thuyết GDQP 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 2 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng dễ hiểu.

Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng - Cánh Diều


I. Động tác nghiêm, nghỉ; quay tại chỗ; chào, thôi chào


1 Đông tác nghiêm, nghỉ

a. Động tác nghiêm

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 2 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 2

Động tác nghiêm để rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương và đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng nhận mệnh lệnh. Đứng nghiêm là động tác cơ bản làm cơ sở cho các động tác khác.

Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Nghiêm”, hai gót chân đặt sát nhau nằm trên một đường ngang thẳng, hai bản chân mở rộng 45° tính từ mép trong hai bàn chân (bằng 2/3 bàn chân đặt ngang), hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quân, đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng.

b. Động tác nghỉ

Động tác nghỉ để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.

Các bước thực hiện:

Khẩu lệnh: “Nghỉ”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Nghỉ”, đầu gói trải hơi chùng, sức nặng toàn thân đồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi mỏi đôi chân, trở về tư thế đứng nghiêm rồi chuyển sang đầu gối phải hơi chùng, sức nặng toàn thần dồn vào chân trải.


2. Động tác quay tại chỗ

Động tác quay tại chỗ để đôi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng, duy tri trật tự đội hình.

a. Quay bên phải

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 2 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 2

- Khẩu lệnh: “Bên phải — Quay”, có dự lệnh và động lệnh; “Bên phải” là dự lệnh, “Quay” là đồng lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, lây gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ. phôi hợp với đà xoay của người, quay toàn thân sang phải 90°, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

+ Cử đông 2: Chân trải đưa lên thành tư thế đứng nghiêm.

b. Quay bên trái

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 2 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 2

- Khẩu lệnh: “Bên trái - Quay”, có dự lệnh và động lệnh; ““Bên trái” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gồi thẳng tự nhiên, lẫy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của người, quay toàn thân sang trái 90, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.

+ Cử động 2: Chân phải đưa lên thành tư thể đứng nghiêm.

c. Quay nứa bên phải, nứa bên trải

- Khẩu lệnh: “Nửa bên phải (trái) — Quay”, có dự lệnh và động lệnh; “Nửa bên phải (trái)” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động như động tác quay bên phải (trái), chỉ khác là quay người sang phải (trái) 45°.

d. Quay đằng sau

- Khẩu lệnh: “Đằng sau - Quay”. có dự lệnh và động lệnh; “Đằng sau” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, lẫy gót chân trải và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với sức toàn thân xoay người sang trái về sau 180°. Khi quay, sức nặng toàn thân  dồn vào chân trái, quay xong đặt bàn chân trải xuống đất.

+ Cử động 2: Chân phải đưa lên thành tư thế đứng nghiêm.


3. Đông tác chào, thôi chào

Động tác chào, thôi chào để biểu thị tính kỉ luật, thể hiện tỉnh thần đoản kết, nếp sông văn minh, thông nhất hành động.

Các bước thực hiện:

a. Chào và thôi chào khi đội mũ cứng

* Chào cơ bản 

- Động tác chào:

+ Khẩu lệnh: “Chào”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dút động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên theo một đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ, năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước. Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thắng, cảnh tay trên nâng lên ngang với thân người. Đầu ngay ngăn, mắt nhìn tháng vào người mình.

- Động tác thôi chào: Khi đội mũ cứng

+ Khẩu lệnh: “Thôi”, chỉ cỏ động lệnh, không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất trở về thành tư thế đứng nghiêm.

* Nhìn bên phải (trái) chào

- Động tác chào:

+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) — Chào”, có dự lệnh và động lệnh; “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh, “Chào” là động lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên chào đồng thời đánh mặt lên 15° và quay mặt sang phải (trái) 45°, mắt nhìn
vào người mình chào.

- Động tác thôi chào:
+ Khẩu lệnh: “Thôi”, chỉ có động lệnh, không cỏ dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm. chào khi đội mũ cứng.

b) Chào và thôi chào khi không đội mũ

Khẩu lệnh, động tác thực hiện như động tác chào, thôi chào khi đội mũ cứng, chỉ khác đầu ngón tay giữa chạm ở ngang đuôi lông mày bên phải.


II. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều; giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyển sang giậm chân, giậm chân chuyển sang đi đều


1. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

Động tác đi đều, đứng lại, đôi chân khi đang đi đều thực hiện khi di chuyển đội hình, dị chuyển vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội.


2. Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyền sang giậm chân, giậm chân chuyền sang đi đều

Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyển sang giậm chân, giậm chân chuyền sang đi đều để điêu chỉnh đội hình
trong khi đi đều được nhanh chóng và trật tự.


III. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái; ngồi xuống, đứng dậy; chạy đều, đứng lại


1. Động tác tiền, lùi, qua phải, qua trái

Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái vận dụng đề di chuyền vị trí ở cự li ngắn từ năm bước trở lại và điều chỉnh đội hình được trật tự, thông nhất.


2. Động tác ngồi xuống, đứng dậy

Động tác ngôi xuống, đứng dậy được vận dụng trong khi học tập, sinh hoạt ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghẻ) được trật tự, thông nhất.


3. Động tác chạy đều, đứng lại

Động tác chạy đều, đứng lại để vận động hành tiên được nhanh chóng, trật tự và thông nhất.

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022