logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 7 Bài 3 Cánh diều: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

icon_facebook

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 3 Cánh Diều ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên trang 95, 96, 97 dễ hiểu.

Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên trang 95, 96, 97 SGK Địa lí 7 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Cánh Diều


1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu. 

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều

- Môi trường nước ở châu Âu chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

- Để cải tạo và bảo vệ nguồn nước cần đưa ra các giải pháp như sau:

+ Xây dưng và thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

+ Làm sạch nguồn nước bằng cách đầu tư công nghệ tiên tiến.

+ Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân.

+ Kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển bằng cách hợp tác giữa các quốc gia

+ Châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vữngvào cuối năm 2019.      

2. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở Châu Âu.      

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều

- Nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí vì đây là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây.

- Môi trường không khí đã được cải thiện nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí.

- Nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,… Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo.


3. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở Châu Âu. 

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều
Rừng trồng nhìn từ trên cao ở khu vực biên giới giữa Bắc Ai-len (Anh) và Cộng hòa Ai-xơ-len

- Rừng ở châu Âu: Có vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế và có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

- Về hiện trạng rừng:

+ Tổng diện tích đất có rừng bao phủ chiếm khoảng 39,7% toàn châu lục.

+ Suy giảm diện tích rừng tự nhiên do biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia.

- Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững cần có những biện pháp như sau:

+ Ở châu Âu, tất cả các quốc gia đều phải thực hiện luật bảo vệ rừng.

+ Nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng, vào năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng”. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

+ Quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích” là những biện pháp được áp dụng trong khai thác gỗ.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 7 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 3 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads