logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 7 Bài 14 Cánh diều: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

icon_facebook

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ trang 128, 129, 130 dễ hiểu.

Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ trang 128, 129, 130 SGK Địa lí 7 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Cánh Diều


1. Sự phân hóa địa hình

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều

- Hệ thống Cooc-đi-e gồm nhiều dãy núi chạy song xong, có các bồn địa và cao nguyên xen giữa. Hệ thống này có địa hình cao và hiểm trở.

- Miền đồng bằng trung tâm được ví như một lòng máng với diện tích rộng lớn; ở phía tây có địa hình cao và thấp dần về phía nam và đông nam tây bắc; có nhiều hồ lớn và sông dài.

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm dãy núi A-pa-lát và sơn nguyên La-bra-đô. Chạy theo hướng đông bắc – tây nam là dãy núi già A-pa-lát, địa hình tương đối thấp.


2. Sự phân hóa khí hậu

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều

- Bắc Mỹ có 3 đới khí hậu là cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới theo chiều bắc – nam.

- Đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt lại có các kiểu khí hậu khác nhau và trải dài theo cheo chiều đông – tây. Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều; càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt độ năng càng lớn, mưa ít hơn, khí hậu khô hạn hơn.


3. Đặc điểm sông, hồ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều

- Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều.

- Phần lớn các sông ở đây đổ ra Đại Tây Dương.

- Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp. Nước hỗn hợp có thể do mưa, có thể do tuyết tan

- Nơi có nhiều hồ nhất thế giới là Bắc Mỹ. Đa số phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.


4. Đặc điểm các đới thiên nhiên

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 ngắn nhất Cánh Diều

- Cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới là 3 đới thiên nhiên của Bắc Mỹ.

- Các đới thiên nhiên có đặc điểm sau:

Đới cực và cận cực

+ Phần lớn là các đảo và quần đảo. Phân bố ở phía bắc, rìa phía bắc bán đảo A-lax-ca và Ca-na-đa. 

+ Thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y do khí hậu khắc nghiệt.

+ Gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,... là những loài động vật chịu được lạnh 

Đới ôn hòa

+ Đới ôn hòa gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

+ Thiên nhiên khá đa dạng do khí hậu ôn hòa có các mùa rõ rệt.

+ Rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên là những thực vật chủ yếu ở đây.

+ Động vật phong phú với các loài như thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò tót và các loài chim.

+ Thực, động vật ở cao nguyên Cô-lô-ra-đô nghèo nàn do nơi đây có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

Đới nóng

+ Gồm phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa phía tây nam Hoa Kỳ.

+ Rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải là những thực vật chủ yếu ở đây..

+ Động vật rất phong phú và đa dạng với các loài như linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gầu, thỏ, sóc, báo, chuột,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 7 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 14 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads