logo

Lý thuyết Địa 7 Bài 1: Thiên nhiên châu Âu (Chân trời ST)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Thiên nhiên châu Âu trang 98, 99, 100, 101 dễ hiểu.

Bài 1: Thiên nhiên châu Âu trang 98, 99, 100, 101 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Địa 7 Bài 1: Thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo


1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

- Châu Âu có đặc điểm kích thước và hình dạng như sau:

+ Về kích thước: Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

+ Về hình dạng: Tựa như 1 bán đảo lớn, Châu Âu thuộc lục địa Á – Âu, lãnh thổ kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.

- Về đặc điểm vị trí địa lí:

+ Châu Âu nằm ở phía tây của lục địa Á – Âu, hoàn toàn thuộc bán cầu Bắc.

+ Lãnh thổ Châu Âu trên đất liền trải dài từ khoảng 36oB – 71oB.


2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu

a. Địa hình

- Châu Âu có các đồng bằng, các dãy núi chính:

Các đồng bằng chính gồm Đồng bằng Tây Âu, đồng bằng Bắc Âu và đồng bằng Đông Âu.

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

Các dãy núi chính gồm các dãy như: Xcan-đi-na-vi, An-pơ, A-pen-nin, An-pơ-đi-na-rich, Cac-pat, Cap-ca và U-ran.

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

- Đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu:

Về địa hình đồng bằng:

+ Đồng bằng ở châu Âu chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành 1 dải.

+ Đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu là đồng bằng Đông Âu.

Về địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già: gồm các dãy núi như D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran,… phân bố ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc nam.

+ Địa hình núi trẻ: gồm các dãy núi như D. Pê-rê-nê, An-pơ, Cac-pat, Ban-căng,… chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam 

b. Khí hậu

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

 

* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: châu Âu có khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.

- Đới khí hậu cực và cận cực:

+ Đới khí hậu cực và cận cực phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.

+ Nơi đây có khí hậu lạnh giá quanh năm và lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới gồm 2 kiểu khí hậu là khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, chiếm phần lớn diện tích, 

+ Khí hậu ôn đới hải dương: Khí hậu ôn đới hải dương phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.

+ Khí hậu ôn đới lục địa: Phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. Vùng có kiểu khí hậu này mùa hè nóng, mùa đông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Khí hậu cận nhiệt phân bố ở phía nam châu lục.

+ Những vùng có kiểu khí hậu này có mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào và lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.

c. Sông ngòi

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

- Các con sông lớn ở châu Âu như Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ được khoanh đỏ ở hình dưới

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

- Sông Von-ga, Sông Đa-nuyp, Sông Rai-nơ là các con sông đổ ra biển và đại dương:

+ Sông Von-ga: đổ ra biển Ca-xpi.

+ Sông Đa-nuyp: đổ ra biển Đen.

+ Sông Rai-nơ: đổ ra biển Bắc.

d. Các đới thiên nhiên

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo

- Châu Âu có 3 đới thiên nhiên:

+ Đới khí hậu cực và cận cực.

+ Đới khí hậu ôn đới.

+ Đới khí hậu cận nhiệt.

- Có sự phân hóa đa dạng về thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu:

+ Phổ biến rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gỗ kiến, gà rừng,… ở các khu vực ven biển phía tây

+ Khu vực lục địa phía đông:

Từ bắc xuống nam thiên nhiên có thay đổi rõ rệt, biến đổi từ rừng lá kim nghèo thành phần loài chuyển dần sang rừng hỗn giao, thảo nguyên rừng; động vật có nai sừng tấm, gấu,…

Thảo nguyên chiếm ưu thế, động vật có sơn dương, chó sói, đại bàng,…do phía đông nam nóng và khô hơn

Xuất hiện bán hoang mạc ở ven biển Ca-xpi.

+ Phía nam châu lục: rừng lá cứng địa trung hải phát triển như sồi thường xanh, cây bụi; động vật có cầy đốm, khỉ mặt đỏ,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022