logo

Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn hở là một dạng của hệ tuần hoàn.Gọi là “hở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là “khoang cơ thể” bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp hoặc thân mềm. Hệ tuần hoàn hở có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Vậy Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn gì? Liệu có thuộc hệ tuần hoàn hở hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!


Câu hỏi: Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn

A. Hệ tuần hoàn kín.   

B. Hệ tuần hoàn hở.       

C. Hệ tuần hoàn đơn.                       

D. Hệ tuần hoàn kép.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Hệ tuần hoàn hở. 

Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn hở. 

>>> Xem thêm: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

A. Loại vì hệ tuần hoàn kín có chủ yếu ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

B. Đúng vì hệ tuần hoàn hở có chủ yếu ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

C. Loại vì hệ tuần hoàn đơn chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

D. Loại  vì tuần hoàn kép chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn

>>> Xem thêm: Ở côn trùng, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hệ tuần hoàn hở

Câu 1:  Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là:

A. Bạch tuộc

B. Ốc sên

C . Mực ống

D. Giun đốt

Đáp án đúng: B. Ốc sên

Giải thích: vì ốc sên là động vật thân mềm

Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

A. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim

B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim

C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim

D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

Đáp án đúng: D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

Câu 3: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

A. Vận chuyển chất dinh dưỡng

B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết

C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Đáp án đúng: D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu 4: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì

A. Giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối

B. Tốc độ máu chảy chậm

C. Máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn

D. Còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô

Đáp án đúng: A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối

Câu 5: Trong các loài sau đây:

(1)tôm        (2) cá        (3) ốc sên

(4) ếch        (5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

A. (1), (3) và (5)      

B. (1), (2) và (3)

C. (2), (5) và (6)     

D. (3), (5) và (6)

Đáp án đúng: A. (1), (3) và (5)  

Giải thích: Vì tôm, ốc sên và  trai đều là động vật thuộc nhóm ngành chân khớp và thân mềm mà hệ tuần hoàn hở có chủ yếu ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

--------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên Top lời giải đã cùng các bạn giải đáp Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn hở và cung cấp kiến thức về hệ tuần hoàn hở . Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 17/06/2022