logo

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm:

A. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ

B. Hai ban: Văn ban và Võ ban

C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

Trả lời:

Đáp án đúng:  C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.


Kiến thức tham khảo về Nhà Đinh - Tiền Lê


1. Tình hình chính trị - quân sự

a) Nhà Đinh xây dựng đất nước

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con và quan hệ bình thường với nhà Tống.

- Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.

- Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

(Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)

b) Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm

 

- Sự thành lập của nhà Lê:

+ Năm 979: Đinh Tiên Hoàng bị giết nội bộ lục đục.

+ Nhà Tống lăm le xâm lược, năm 980 Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua.

+ Lê Hoàn là người có tài, có chí lớn, mưu lược, lại được giữ chức Thập đạo tướng quân thống lĩnh quân đội

+ Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, ông được thái hậu họ Dương và quan lại đồng tình đã suy tôn lên làm vua, lập nên nhà Lê( Tiền Lê)

- Tổ chức chính quyền:

+ Bộ máy cai trị ở trung ương, vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm 2 ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

+ Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

- Quân đội:

+ Gồm 10 đạo, chia thành 2 bộ phận:

+ Cấm quân (quân của triều đình)

+ Quân địa phương

c) Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

- Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đuờng thủy và bộ tiến đánh nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra. Cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui.

- Trên bộ quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt buộc phải rút quân về nước.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.

+ Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, củng cố nền độc lập.


2. Sự phát triển kinh tế và văn hóa

a) Bước đầu xâu dựng nền kinh tế tự chủ

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

Thế kỉ X, nước Đại Cồ Việt đã xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan. Trong những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và trong việc xây đựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền... đã tập trung được nhiều thợ khéo trong nước.

Kinh đô Hoa Lư rất tráng lệ, theo sử cũ ghi:

"Dựng điện Bách Bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột dát vàng, bạc làm nơi coi chầu; phía đông là điện Phong Lưu, phía tây là điện Từ Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc. Ngoài ra, còn có lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc. 

Gần động Thiên Tôn có đài Kính Thiên làm nơi tế cáo trời đất. Xung quanh kinh thành có tường thành hoặc xây bằng gạch, hoặc đắp bằng đất đá. Trong thành, còn có một số ngôi chùa như chùa Nhất Trụ, các kho vũ khí hoặc kho đồ dùng hằng ngày, kho thóc thuế v.v..."

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm...

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm (ảnh 2)
Đền thờ vua Lê (Ninh Bình)

 

Thời Đinh - Tiền Lê Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại Cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

b) Đời sống xã hội và văn hóa

Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. 


3. Đánh giá về bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê

- Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê được đánh giá tương đối hoàn chỉnh

- Ở triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

- Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads