logo

Tính nhiễm từ là gì?

Câu trả lời đúng nhất: Nhiễm từ là hiện tượng một vật trở nên có từ tính. Từ tính là đặc tính hút được sắt hay một số kim loại khác và hút hoặc đẩy dây dẫn có dòng điện chạy qua. Sắt, thép, niken, cô ban và nhiều vật liệu từ khác khi đặt trong từ trường thì chúng sẽ bị nhiễm từ.

Để hiểu rõ hơn về tính nhiễm từ hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Tính nhiễm từ là gì?

Nhiễm từ là hiện tượng một vật trở nên có từ tính. Từ tính là đặc tính hút được sắt hay một số kim loại khác và hút hoặc đẩy dây dẫn có dòng điện chạy qua. Sắt, thép, niken, cô ban và nhiều vật liệu từ khác khi đặt trong từ trường thì chúng sẽ bị nhiễm từ.


2. So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép

Sự nhiễm từ của sắt thép mạnh hay yếu là do từ tính bên trong của sắt thép. Độ từ tính càng mạnh thì sự nhiễm từ càng cao, còn phụ thuộc vào các thành phần nguyên tố hóa học cuát sắt thép

So sánh độ nhiểm từ để biết khả năng tác động của từ trường bên ngoài làm anh hưởng đên độ bền của sắt thép. Đây là một thông tin quan trọng trong quá trình chọn vật liệu sản xuất hay xây dựng một công trình kiên cố. Nhằm tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong công việc.

Sắt có từ tính mạnh nên nó hưởng ứng mạnh bởi từ trường bên ngoài nên được gọi là sắt từ.

Sắt có monmen từ (momen lưỡng cực từ) của nguyên tử lớn, mà chúng định hướng song song với nhau theo từng vùng. Trong mỗi vùng gọi là độ từ phát có nghĩa là các chất có tính nội từ ngay khi không có từ trường ngoài.

Sắt và thép đều có khả năng làm tăng của ống dây có dòng điện.

Sắt thì nhiễm từ mạnh hơn thép nhưng lại khử từ ngay.

Thép thì nhiễm từ yếu hơn thép nhưng lại giữ lại từ tính lâu hơn.

Vì lý do đó mà người ta dùng sắt để chế tạo nam châm điện còn đối với thép thì người ta dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu.

Lõi sắt và lõi thép đều làm tăng tính từ của ống dây có nguồn điện.

Khi chúng ta ngắt điện đi thì lõi sắt non sẽ mất hết đi từ tính còn đối với lõi thép non thì vẫn giữ được từ tính.

tính nhiễm từ là gì

* Thí nghiệm

– Ví dụ 1 – Với sắt: Cho một dòng điện chạy qua ống dây có sắt, lõi sắt lúc này được từ hóa. Từ trường của dòng điện chính là một từ trường ngoài. Khi ta ngắt dòng điện qua ống dây thì từ tính trên lõi sắt biến mất rất nhanh.

– Ví dụ 2 – Với thép: Thực hiện tương tự nhưng thay lõi sắt bằng 1 lõi thép, từ trường tổng hợp rất lớn so với từ trường ngoài. Khi ngắt dòng điện qua ống dây, từ tính của lõi thép vẫn giữ được trong một thời gian, thép trở thành một thanh nam châm vĩnh cửu.


4. Một số câu trắc nghiệm

Câu 1: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

A. Bị nhiễm điện

B. Bị nhiễm từ

C. Mất hết từ tính

D. Giữ được từ tính lâu dài

Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ

→ Đáp án B

Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Thanh thép bị nóng lên.

B. Thanh thép bị phát sáng.

C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.

D. Thanh thép trở thành một nam châm.

Khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm

→ Đáp án D

Câu 3: Nam châm điện có cấu tạo gồm:

A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.

B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.

D. Nam châm.

Nam châm điện có cấu tạo gồm cuộn dây dẫn và lõi sắt non

→ Đáp án B

Câu 4: Chọn phương án đúng?

A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.

B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.

C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây.

D. Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.

Sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

Muốn tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật thì tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây

→ Đáp án C

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.

B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.

C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.

D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.

Sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép thì giữ được từ tính lâu dài ⇒ Trường hợp vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu là: Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

→ Đáp án A

---------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Tính nhiễm từ là gì?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022