logo

Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào

Câu hỏi: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ?

Lời giải:

- Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước .Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đọa. Trần Dụ Tồng bắt dân đào hồ lớn trong Hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào để nuôi hải sản. 

- Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu. Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.

- Nhân dân nổi dậy đấu tranh, một số quan lại bất bình và xin từ chức. Không chịu nổi cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị, nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua không nghe, ông xin từ quan.

[CHUẨN NHẤT] Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào



Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về tình hình nước ta cuối thời Trần nhé:


1. Tình hình kinh tế :

- Từ nửa sau thế kỷ XIV, ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

- Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

- Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột, đặc biệt là nông dân phải bán ruộng đất, vợ con... cho quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì.

- Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa. Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi. Tình trạng tư hữu hóa ruộng đất diễn ra mạnh mẽ, do các chính sách ruộng đất của nhà nước và sự lớn mạnh của giai cấp địa chủ, vương hầu, quý tộc. Trong khi đó, nhà nước vẫn ban hành và thực hiện các chính sách thuế khóa nặng nề.


2. Tình hình xã hội:

- Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền…

- Trong triều định có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỷ cương phép nước…. Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.

- Khu vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân dần nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.

- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ ( Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.

- Nhà Trần còn bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh, đời sống nhân dân càng cực khổ.

- Đầu năm 1930, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai ( Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 25/09/2021