logo

Tính chất vật lý của HCl

Câu hỏi : Tính chất vật lý của HCl

Trả lời:

Tính chất vật lí của axit Clohidric (HCl) là:

- Hiđro clorua (HCl) tan vào nước tạo thành dung dịch Axit Clohidric (HCl).

- Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.

[CHUẨN NHẤT] Tính chất vật lý của HCl

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về HCl nhé !


1. Axit Clohydric HCl là gì?

Axit Clohidric (viết tắt là HCl) là một hợp chất vô cơ có tính axit mạnh, tồn tại ở 2 dạng đó là lỏng (tạo ra từ sự hòa tan khí hydro clorua trong nước) và khí.

Một số tên gọi khác: Axit clohydric, Axit hidrocloric, Axit muriatic, Cloran. 

Trong ngành công nghiệp dược phẩm, hóa học, xây dựng các chế phẩm,…axit clohydric được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cần thận trong khi sử dụng vì nó có khả năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột.


2. Tính chất hóa học của HCl

2.1 HCl làm quỳ tím chuyển màu gì?

Với bản chất là 1 axit mạnh, do đó HCl làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất của hầu toàn bộ các axit mạnh.

Lưu ý: Hợp chất này chỉ làm quỳ tím đổi màu khi tồn tại ở dạng dung dịch. Còn nếu tồn tại ở dạng khí sẽ không làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.

2.2 Là chất điện ly mạnh

HCl có thể tan hoàn toàn trong nước và phân ly cho ra một ion Hvà một ion Cl. Trong quá trình hòa tan trong nước, ion H+ liên kết với H2O tạo thành ion H3O+. Phương trình:

  • HCl + H2O → H3O+ + Cl

2.3 HCl tác dụng với những chất nào?

- Tác dụng với kim loại

Những kim loại tác dụng với HCl là các kim loại đứng trước Hidro trong bảng tuần hoàn như Fe, Al, Mg. Phản ứng tạo ra muối clorua và giải phóng khí Hidro. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
  • Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  • 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

- Tác dụng với oxit kim loại

HCl có khả năng tác dụng với các oxit kim loại như Al2O3, CuO, Fe3O4 tạo ra muối và nước.Phương trình phản ứng như sau:

  • Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3
  • 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
  • 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

- Tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

  • Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
  • CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
  • AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
  • 2HCl + BaS → BaCl2 + H2S↑
  • K2CO­3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

- Tác dụng với bazơ

HCl tác dụng với bazo tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O
  • 2HCl + Ca(OH)→ CaCl2 + 2H2O
  • 2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O

- Tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa

Bên cạnh khả năng oxi hóa khi phản ứng với các kim loại đứng trước Hidro, Acid HCl còn có thể tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, … Trong phản ứng này, nó giữ vai trò là một chất có tính khử mạnh. Phương trình phản ứng:

  • 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
  • 2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O
  • 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
  • 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

2.4 HCl không tác dụng với chất nào?

Bên cạnh những hợp chất tác dụng được với HCl mà Bilico đã chia sẻ ở phía trên, dưới đây là một số chất không tác dụng được:

  • Kim loại đứng sau Hidro trong dãy điện hóa: Cu. Ag, Au,….
  • Muối không tan: Các muối có gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3,K3PO4 và Na3PO4)
  • Axit: Không tác dụng với tất cả các axit
  • Phi kim: Không tác dụng được với phi kim
  • Oxit kim loại: Không tác dụng được với oxit kim loại
  • Oxit phi kim: Không tác dụng được với oxit phi kim

3. Cách điều chế HCl

Trong phòng thí nghiệm: 

[CHUẨN NHẤT] Tính chất vật lý của HCl (ảnh 2)

HCL được điều chế bằng phương pháp axit sulfuric có thể nồng độ lên đến 40% với phương trình điều chế sau:

  • NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl  (< 250 oC)
  • 2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl  (> 400 oC)

Trong công nghiệp: 

HCl trong công nghiệp thường được điều chế ở nồng độ phần trăm là 32 -34 % bằng phương pháp tổng hợp  với phương trình điều chế sau:

H2 + Cl2 → 2HCl (đun nóng)


4. Tác hại của khí HCl đối với môi trường và con người

- Tiếp xúc nhiều với hơi axit clohydric có thể gây nhiễm độc, viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính, mẩn đỏ, tổn thương da hoặc bỏng nghiêm trọng, giảm thị lực,….

- Tiếp xúc lâu với khí HCl có thể gây khàn giọng, loét đường hô hấp, đau tức ngực, làm tê liệt các chức năng của hệ thần kinh trung ương,.…

- Gây bỏng, tụ máu, tích nước ở phổi nếu bị nặng,…

- Làm cây cối chậm phát triển, giảm độ mỡ nóng của lá cây, khiến các tế bào biểu bì của lá cây co lại,…thậm chí chết cây nếu tiếp xúc với HCl nồng độ cao.

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 26/11/2021