logo

Soạn Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số (trang 27, 31)

Hướng dẫn Soạn Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5 trang 27, 31: Kết nối máy tính với các thiết bị số ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

Lý thuyết Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số 

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kết nối với máy tính với các thiết bị số


1. Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua công USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính tương tự như Ví dụ 1.

- HS tự thực hiện


2. Thực hiện kết nối máy tính hay điện thoại di động với một tai nghe hay một loa bluetooth theo Ví dụ 2. Sau đó hãy bật nhạc từ máy tính hay điện thoại để trải nghiệm âm nhạc phát tới thiết bị bluetooth.

- HS tự thực hiện


3. Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Những công nghệ khác nhau để chế tạo máy quét nếu có. Các thông số của máy quét ảnh là gì?

Soạn Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số (trang 27, 31)

Trả lời:

Máy quét là một thiết bị nhập liệu cho máy tính. Chức năng chính của nó là quét các tài liệu và hình ảnh, sau đó chuyển đổi chúng thành dữ liệu kỹ thuật số để lưu trữ hoặc chỉnh sửa trên máy tính.

- Công nghệ khác

Ngoài công nghệ quét thông thường, còn có công nghệ quét 3D. Đây là công nghệ được sử dụng để tạo ra một bản sao 3D của một đối tượng bằng cách sử dụng máy quét 3D. Kết quả thu được là một file 3D của đối tượng đó, cho phép người dùng chỉnh sửa hoặc in ra sản phẩm theo ý muốn. Tùy vào mục đích sử dụng, có nhiều công nghệ quét 3D khác nhau để scan các đối tượng cơ khí, kiến trúc, đồ gỗ, chân dung người, v.v... Mỗi công nghệ quét 3D đều có những ưu điểm, hạn chế và giá thành khác nhau.

- Thông số máy quét ảnh

Đối với thông số kỹ thuật của máy quét ảnh, đa số các máy quét thông thường sử dụng cảm biến CCD (Charge Coupled Device). Cảm biến này sử dụng một ống kính quang học và hệ thống gương để tập trung hình ảnh vào các tế bào CCD. CCD là một thiết bị tương tự (Analog), nó cần một bộ phận chuyển đổi A/D (Analog/Digital) để chuyển đổi tín hiệu sang dạng số. Việc này làm tăng thêm chi phí đáng kể và kích thước, tuy nhiên đa số các máy quét phẳng đều sử dụng bộ cảm biến CCD cho chất lượng hình ảnh tốt nhất (ít nhiễu, dải chuyển màu tốt, và tính đồng nhất của màu sắc).

Các máy quét nhỏ gọn và siêu mỏng hiện nay sử dụng một loại cảm biến khác gọi là CIS (Contact Image Sensor). Các đơn vị CIS này nhỏ và rẻ tiền, không có hệ thống quang học và có nguồn ánh sáng LED tích hợp bên trong bộ cảm biến. Tuy nhiên, CIS có kích thước lớn hơn chiều rộng của bề mặt quét, nó chỉ hoạt động ở khoảng cách rất gần (tiếp xúc) với bề mặt quét.


4. Tìm hiểu máy chiều theo các gợi ý sau: Máy chiếu là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Tìm hiểu những công nghệ khác nhau để chế tạo máy chiếu. Các thông số của máy chiếu là gì?

Trả lời:

Máy chiếu là thiết bị cho phép trình chiếu hình ảnh hoặc thông tin văn bản trên màn hình rộng lớn và có thể tùy chỉnh kích thước. Có nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng để chế tạo máy chiếu:

Một trong số đó là máy chiếu LCD (Liquid Crystal Display), nó hoạt động dựa trên cơ chế hiển thị hình ảnh màu sắc từ ba màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB), tương tự như cách chế tạo màn hình hoặc in ấn.

Máy chiếu LCD sử dụng nguồn sáng trắng ban đầu, sau đó tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục và xanh dương, mỗi màu được dẫn đến một tấm LCD độc lập. Khi điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, không có ánh sáng nào có thể xuyên qua và điểm ảnh trên màn hình sẽ được hiển thị là đen. Tương tự, với các độ sáng khác nhau của điểm ảnh, chúng ta thu được ba ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB.

Cuối cùng, tất cả các điểm ảnh được tổng hợp lại một cách tự nhiên trong một lăng kính ánh sáng trước khi xuất ra màn chiếu. Các máy chiếu LCD được sử dụng phổ biến trong các phòng học, phòng hội thảo, phòng chiếu phim và các ứng dụng khác.


5. Máy chiếu khi kết nối sẽ trở thành màn hình mở rộng của máy tính. Có thể dùng chính ti vi thông minh làm màn hinh mở rộng của máy tính. Hãy tìm hiểu cách kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình mở rộng theo gợi ý như bài Vận dụng 2.

Trả lời:

Cách kết nối laptop với tivi qua cổng HDMI:

Bước 1: Kết nối một đầu dây cáp "HDMI" vào cổng "HDMI" trên laptop.

Bước 2: Kết nối đầu cáp "HDMI" còn lại vào cổng "HDMI" trên tivi.

Bước 3: Trên tivi, sử dụng remote để chọn nguồn vào là "HDMI" (tương ứng với cổng HDMI mà bạn đã kết nối trên tivi).

Bước 4: Trên laptop, bấm tổ hợp phím Windows + P để mở cài đặt hiển thị. Từ đó, bạn có thể lựa chọn chế độ hiển thị mong muốn như "Duplicate" (hiển thị cùng một nội dung trên cả hai màn hình), "Extend" (mở rộng nội dung sang màn hình tivi) hoặc "Projector Only" (hiển thị nội dung chỉ trên màn hình tivi).

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 19/07/2023

Tham khảo các bài học khác