Tìm hiểu tác giả Huy Cận bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông.
- Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005).
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Quê quán: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp.
- Ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu.
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
- Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương.
- Sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống.
- Sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.
- Ông sáng tác nhiều thể loại như: Văn xuôi triết lí, thơ, tiểu luận phê bình,...
- Ông là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ, 1958);
- Đất nở hoa (tập thơ, 1960);
- Bài thơ cuộc đời (tập thơ, 1963);
- Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi, 1967);
- Phù Đổng Thiên Vương (tập thơ, 1968);
- Những năm sáu mươi (tập thơ, 1968);
- Chiến trường gần đến chiến trường xa (tập thơ, 1973);
- Họp mặt thiếu niên anh hùng (tập thơ thiếu nhi, 1973);
- Lửa thiêng (1940),...
- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – năm 1996).
- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
- Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình.
- Thơ Huy Cận luôn có chất suy tưởng, triết lí, hồn thơ ảo não.
- Ông mượn thiên nhiên để gửi gắm tình cảm của mình, đó là sự chân thành của một người con yêu tha thiết quê hương mình.
- Ngôn từ gần gũi, giản dị Tràng giang trở thành bài thơ được độc giả yêu thích và đó cũng là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.
- Phong cách sáng tác đặc sắc, gần gũi với cuộc sống, con người, cảnh vật, có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.
- Sự tiếp cận vấn đề gần gũi của Huy Cận đã làm cho người đọc cảm nhận được nhiều xúc cảm khác nhau và thấm vào lòng người.
- Vào tháng 6-1940, khi đang làm việc ở Nha Thương chính tỉnh Mỹ Tho, Xuân Diệu đã kịp viết lời tựa cho tập Lửa thiêng của Huy Cận và xuất bản ngay trong năm này. Xuân Diệu mở đầu bài Tựa với những dòng trang trọng:
“Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hoà vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình."
- “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.
Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.”
- “Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được…”
- “Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương; mà căn bản vì ông có một tâm hồn nhạy cảm.”
- Cái buồn trong Lửa Thiêng không xuất phát từ bi kịch cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên, Xuân Diệu có nhận xét:
“Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa áy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.”