Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Trả lời:
Ba cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên:
Bảo vệ ↔ Phá hoại
Trong lành ↔ Bụi bẩn
Trong sạch ↔ Ô nhiễm
>>> Xem thêm: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người
Để biết được từ trái nghĩa là gì và tác dụng của từ trái nghĩa, mời các bạn đọc phần thông tin dưới đây
a) Khái niệm thế nào là từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn, có nghĩa đối lập nhau, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước…
- Trái nghĩa là những từ ngược nhau, dùng để so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.
- Đặc điểm của từ trái nghĩa : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Có nghĩa là từ một từ có nghĩa gốc có thể suy ra được nhiều từ có nghĩa chuyển trái nghĩa nhau và liên quan với nghĩa gốc đó.
* Phân loại từ trái nghĩa :
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:
– Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:
– Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.
Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…
b) Tác dụng của từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.
Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.
Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.
Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.
Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.
Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:
a) Tạo sự tương phản
Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.
b) Để tạo thế đối
Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
c) Để tạo sự cân đối
Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.