logo

Tập làm văn. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật


Người ta là hoa đất - Tuần 19


Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật


KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

Có hai kiểu kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng

1. Kết bài không mở rộng

Chỉ kết lại ngắn gọn về đồ vật

VD: Tả cái cặp sách

Em rất yêu quý cái cặp sách này.

2. Kết bài mở rộng

Mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả

VD: Tả cái cặp sách

Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.

Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật | Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4

Trả lời câu hỏi bài Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Câu 1 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đọc các đoạn mở bài đã cho. Các đoạn ấy có gì giống và có gì khác nhau.

Lời giải

a) Giống nhau: Đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách muốn tả

b) Khác nhau:

Đoạn a và b giới thiệu ngay đồ vật cần tả (mở bài trực tiếp)

Đoạn c nêu hoàn cảnh lí do rồi mới dẫn đến giới thiệu cái cặp cần tả (mở bài gián tiếp)

Câu 2 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em

- Theo cách mở bài trực tiếp

- Theo cách mở bài gián tiếp

Lời giải

Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em

a) Theo cách mở bài trực tiếp

- Năm vừa rồi, chị gái em đi học đại học ở Hà Nội, em vừa vào cấp hai, em được chị nhường lại cho chiếc bàn học nhỏ của chị. Ba đã đóng cho chị chiếc bàn này từ năm chị lên cấp ba, chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị giờ đây đã trở thành người bạn thân thiết với em mỗi ngày.

- Từ khi chuyển vào căn nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở phòng. Đó là cái bàn học xinh xắn ở trong góc học tập của em.

b) Theo cách mở bài gián tiếp

- “Đến giờ học bài rồi!” Ai nói vậy nhỉ? Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên “Đến giờ rồi! Học bài thôi!”, vọng lên từ trong góc học tập của tôi. À, hóa ra là tiếng cậu Bàn. Tôi vội ngước nhìn đồng hồ. Mười chín giờ ba mươi rồi ư! Hèn gì cậu ta nhắc mình là phải. Tôi vội bước vào góc học tập của mình nơi cậu Bàn đã ở đó ba năm nay, cùng tôi học tập. Và bây giờ chúng tôi đã bước sang năm thứ tư bậc tiểu học”.

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 24/03/2021