logo

Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 2. Mạc Đĩnh Chi trang 86

Hướng dẫn Soạn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 2. Mạc Đĩnh Chi ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

Mạc Đĩnh Chi


Đọc: Mạc Đĩnh Chi

>>> Xem bài đọc


Nói và nghe: Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi

Đề bài: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.

Gợi ý:

1. Em cần nói những gì về nhân vật?

a. Giới thiệu về nhân vật: 

Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi

b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.

(dũng cảm khi làm nhiệm vụ liên lạc/ có tài bơi lặn/...)

c. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật.

(xúc động/ khâm phục/?)

2. Em có thể làm cách nào để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn?

(hình ảnh/âm thanh/?)

Trả lời:

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929 tại Thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp bắt đi Phu và bị giết chết. Kim Đồng theo cách mạng làm việc và là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội. 

Trong một lần gặp phải ổ phục kích của địch khi đang giao liên giữa đường, Kim đồng đã nhanh trí nhử địch nổ súng vào mình. Nhờ tiếng báo động, các đồng chí và cán bộ ở gần đó nhanh chóng chạy vào rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh bên dòng suối Lê nin. Hôm ấy, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh đã được nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi

Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.

Bài làm

      Sáng hôm ấy, chúng em đến trường vào buổi sáng sớm với sự háo hức và phấn khởi. Mọi người đều sững sờ trước vẻ đẹp của ngôi trường. Hàng cờ đỏ rực dẫn vào giữa sân khấu. Ở đó, dòng chữ “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” được in trên tấm bạt rất to và bắt mắt. Xung quanh trồng rất nhiều hoa. Trên sân, ngoài thầy trò còn có nhiều học trò cũ về thăm thầy cũ.

      Đúng 8h buổi lễ chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thẳng xuống sân khấu. Hai dãy còn còn lại lần lượt là giáo viên và khách mời của sự kiện. Buổi lễ bắt đầu bằng lời chào và chúc mừng hiệu trưởng về các hoạt động của ông ấy. Sau đó, các thầy cô giáo, đại diện hội phụ huynh, đại diện hội cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt phát biểu. Ai cũng xúc động rơi nước mắt khi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người cha thứ hai, người mẹ thứ hai của mình. Bên cạnh đó là các tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn của thầy và trò nhà trường. Tiết mục nào cũng sôi nổi và ý nghĩa nhưng sôi động nhất phải kể đến tiết mục múa hát về người giáo viên nhân dân do các thầy cô mang đến cuối chương trình.

2. Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn em vừa viết và cho biết:

a. Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ý gì?

b. Các câu tiếp theo thuật lại những việc gì?

Trả lời:

a. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.

b. Các câu tiếp theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Những nhân vật tham gia

- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động

- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất

3. Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn của các bạn trong nhóm và chia sẻ:

a. Em thích điều gì ở phần thân bài hoặc đoạn văn của bạn?

(Sắp xếp ý/ Dùng từ/ Viết câu/?)

b. Em muốn chỉnh sửa hoặc viết thêm điều gì vào đoạn văn đã viết?

(Lời nói, việc làm/ Suy nghĩ, cảm xúc/?)

Trả lời:

- Học sinh tự làm bài.


Vận dụng

1. Sưu tầm một câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với tài văn chương của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim", năm 1304, khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình. Ông đỗ đầu, nhưng lúc vào yết kiến, vua Anh Tông thấy ông dung mạo xấu xí nên tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu.

Mạc Đĩnh Chi biết ý vua nên ông làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) dâng vua. Bài phú có đoạn được dịch từ tiếng Hán có nghĩa:

- Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.

- Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tầy.

- Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh thay!

- Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái hoa đây.

Mạc Đĩnh Chi tự ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người qua tướng mạo dung nhan bên ngoài. Anh Tông xem xong khen hay, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ, rồi ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia.

2. Chia sẻ những điều em biết thêm về Mạc Đĩnh Chi qua câu chuyện

Trả lời:

Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Ông là người có đức, có tài cống hiến cho đất nước luôn được kính trọng và ngưỡng mộ. Dù ngoại hình xấu xí, gia cảnh nghèo khó nhưng ông luôn học hành chăm chỉ. Em rất khâm phục ý chí, nghị lực và tài năng của ông.

>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 2. Mạc Đĩnh Chi trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 08/05/2023 - Cập nhật : 08/05/2023