logo

Tiếng Việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 8. Người ta là hoa đất

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 8. Người ta là hoa đất ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

Người ta là hoa đất


Bài đọc 1: Ông Yết Kiêu

>>> Xem bài đọc


Bài viết 1: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

I, Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     " Ông Yết Kiêu" là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, " nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên". Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Những chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện " Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

LÊ HOÀNG

a, Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

Trả lời:

a. Câu mở đoạn có tác dụng nêu nội dung đoạn văn.

b. Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện bằng cách triển khai các ý liên quan đến câu mở đoạn.

II, Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 103

III, Luyện tập

1. Chọn một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa " Tiếng Việt 4"

Trả lời:

- Câu chuyện em thích trong sách giáo khoa " Tiếng Việt 4" là ông Yết Kiêu.

2. Giải thích với bạn vì sao em thích câu chuyện đó.

Trả lời:

Câu chuyện về một tài năng mà em rất ngưỡng mộ đó là anh hùng Yết Kiêu. Đây là một anh hùng rất nổi tiếng với khả năng bơi lặn hơn người. 

Năm ấy, khi đất nước phải đối mặt với quân Nguyên hung hãn, Yết kiêu đã chủ động xin cha mình nhập ngũ. Gác lại những lo lắng về gia đình, Yết kiêu đã gặp vua Trần với lòng căm thù kẻ thù và lòng yêu nước. Khi anh thể hiện tài năng của mình, nhà vua rất vui mừng và cho phép anh tự chọn vũ khí để chiến đấu. Trong số rất nhiều vũ khí, anh chỉ chọn một cây dùi rất sắc. Sử dụng khả năng bơi và lặn của mình, anh ta đã lao xuống và đâm thủng đáy tàu địchm đánh chìm nhiều chiếc. Điều này đã góp phần to lớn vào cuộc chiến đấu của dân tộc.

Điều làm em ấn tượng nhất ở Yết Kiêu là sự khẳng khái của ông đối với vua Trần. Sức mạnh của anh bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của anh. Điều này tạo động lực để anh tập luyện và cống hiến cho đất nước. Trong trang sử vàng chói lọi của nước ta, Yết Kiêu rất xứng đáng là người vừa có tài, vừa có dũng, có lòng yêu nước.


Trao đổi: Tài năng con người

1. Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.

Trả lời:

Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là bạn Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

Nam sinh ra ở Hà Nội, là con trai của một quan chức nhà nước. Từ nhỏ, Nam đã thể hiện tinh thần nhanh nhẹn, ham học hỏi và chịu khó, kiên trì. Được sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình nên Nam ngày càng phát huy được thế mạnh của mình, đặc biệt là khả năng học tiếng Anh. Nam có nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ và còn thông thạo ngoại ngữ. Ngoài ra, Nam còn là diễn giả tại hội thảo "Khoa học về nụ cười" tại Mỹ... Anh Nam còn là dịch giả, tác giả còn trẻ và có khả năng viết tự truyện, cộng với việc anh tham gia nhiều hoạt động xã hội và ngoại khóa bổ ích. Năm lớp 2 đạt điểm cao TOEIC, đến năm lớp 5 đạt điểm tuyệt đối IELTS. Hiện tại, Nam đang du học tại Mỹ và có nhiều dự định để vươn tới những tầm cao mới, anh đã nhận được bằng khen danh dự của nhiều trường quốc tế và thư chúc mừng của Tổng thống Obama của Hoa Kỳ. Nhật Nam được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ.

Mình luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Mình mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.

2. Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ra nên làm gì để trở thành những người tài năng.

Trả lời:

- Tài năng của con người dựa trên 2 yếu tố: Tự nhiên và qua quá trình rèn luyện. Vì vậy, chúng ta nên học tập và rèn luyện thật tốt. Phát huy những điểm mạnh của mình đê trởi thành một người có tài năng. 


Bài đọc 2: Nhà bác học của đồng ruộng

>>> Xem bài đọc


Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn

I, Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

"Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc ví nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận ví mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghẻo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

PHƯƠNG THẢO

Trả lời:

- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

2. Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

- Điểm giống: Đều nêu cảm nghĩ về câu chuyện. 

- Điểm khác: Khác về nội dung, câu mở đoạn giới thiệu nội dung đoạn còn câu kết là bài học rút ra.

II, Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 106

III, Luyện tập

1. Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:

a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mỏ rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.

LÊ SỬ

b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

MAI VĂN TẠO

Trả lời:

Những câu chủ đề:

a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. 

b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.

2. Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:

a) Nghe tin quân Nguyên hung hãn xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.

LÊ NGỌC THẢO

b) Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Trả lời:

a) Yết Kiêu là người có tài bơi lặn và có trí thông minh cao.

b) Sơn Tinh và Thủy Tinh là những người có phép có thể làm thay đổi đất trời. 


Bài viết 2: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

Đề bài:

- Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:

- Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

Trả lời:

Gợi ý:

1. Viết về gì?

a) Đó là nhân vật nào?

b, Lí do em chọn câu chuyện đó?

2. Tìm ý

a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì? 

b, Vì sao em thích câu chuyện đó?

3. Sắp xếp ý

a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn.

b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật.

c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật.


Bài đọc 3: Ba nàng công chúa

>>> Xem bài đọc


Bài viết 3: Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng

1. Nghe cô giáo ( thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

3. Tự sửa đoạn văn của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Trả lời:

- Học sinh nghe nhận xét và tự thực hiện sửa bài.


Trao đổi: Em đọc sách báo

1. Giới thiệu một câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc ở nhà về những người tài năng.

Trả lời:

Stephen Hawking là một nhà vật lý học vĩ đại. 

Khi còn là sinh viên, Stephen bắt đầu có các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ bộ phận. Sau một thời gian, tình trạng ngày càng xấu đi, và trong vài năm, anh ấy bị liệt hoàn toàn. Sau khi phẫu thuật cổ họng, anh ấy mất khả năng nói. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản ông kết hôn hai lần, nuôi ba người con và trở thành một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất của thời đại.

Ông hiện là một trong những nhà vật lý lý thuyết đương đại có ảnh hưởng nhất. Theo ông, thành công phần lớn mà ông đại được đó là nhờ bệnh tật. Ông nói: "Trước đây, cuộc sống có vẻ nhàm chán. Bây giờ tôi chắc chắn hạnh phúc hơn. Viễn cảnh chết sớm khiến tôi nhận ra rằng cuộc sống thật đáng sống. Vì vậy nhiều điều có thể được thực hiện; mọi người có thể làm được rất nhiều thứ!”.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện trên cho chúng ta hiểu ra rằng: Chỉ cần có quyết tâm, ý chí và nghị lực, bạn sẽ có được thành công mà bạn mong muốn.

b, Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức, có tài, có ích cho xã hội.

Trả lời:

Để trở thành người có đức, trước hết phải trau dồi đạo đức và lấy đạo đức làm nền tảng để phát triển các khả năng khác của mình. Hãy luôn hướng tới những điều tốt đẹp, không nên có những suy nghĩ tham lam, cực đoan, muốn có được những thứ không thuộc về mình. Sau đó, hãy cải thiện khả năng tư duy của mình. Cái gốc của tài năng có lẽ không chỉ nằm ở trí thông minh sẵn có mà còn ở sự khổ luyện, phấn đấu và tôi luyện trong quá trình dài đầy khó khăn, bất trắc. Chỉ cần chúng ta có đạo đức tốt, có ý chí kiên cường thì mọi điều mình mong muốn đều có thể thực hiện được, những thành công này chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời gian.


Bài đọc 4: Tôn vinh sáng tạo

>>> Xem bài đọc


Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn

1. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sốt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gẫy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

NGỌC THẮNG

b) "Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tim ý nghĩa thật của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.

 TRẤN ĐĂNG SUYỀN

Trả lời:

Câu chủ đề:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm. 

b) "Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. 

2. Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.

Tiếng Việt 4 Cánh Diều Tập 1: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn
Tiếng Việt 4 Cánh Diều Tập 1: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn
Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi nhà Trần " Những hạt thóc giống" là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực

Trả lời:

Qua câu chuyện “Những hạt thóc giống”, em vô cùng khâm phục đức tính thật thà của cậu bé. Cậu đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ nguy hiểm, không ngại khó khăn, dám nhận lỗi lầm. Cuối cùng, vì sự trung thực và dũng cảm cao thượng, cậu bé đã được nhường ngôi.


Góc sáng tạo: Triển lãm tinh hoa Đất Việt

1. Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau:

a, Trưng bày, giới thiệu các đoạn văn viết về những người Việt Nam tài năng kèm theo tranh,ảnh tự sưu tầm hoặc tự vẽ.

b, Giới thiệu về những người Việt Nam tài năng thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch.

2. Bình chọn những sản phẩm, hoạt động hấp dẫn, có ý nghĩa.

Trả lời:

- Học sinh tự thực hiện


Tự đánh giá: Nữ tiến sĩ đầu tiên

>>> Xem bài đọc

>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 4 Cánh Diều

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 8. Người ta là hoa đất trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/04/2023 - Cập nhật : 03/05/2023