logo

Thủy triều là gì?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Thủy triều là gì? Thủy triều là hiện tượng nước tại các biển, sông… dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ thời gian nhất định.


Thủy triều và nguyên nhân gây ra thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước tại các biển, sông… dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ thời gian nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể đã tác động trực tiếp lên trên bề mặt trái đất.

Nguyên nhân hình thành hiện tượng thủy triều là do lực hấp dẫn của các thiên thể. Có nhiều lý giải khác nhau giải thích hiện tượng thủy triều, trong đó có thuyết về lực hấp dẫn của Niu-tơn.

Thủy triều là gì?

Theo định luật vạn vật hấp dẫn thì lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất = Mn/(60 R)2

Trong đó: 

- M là khối lượng Trái Đất

- n là khối lượng Mặt Trăng, 

- R là bán kính Trái Đất, 

- 60R là khoáng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng. 

Lực hấp dẫn này không đồng nhất trên khắp Trái Đất mà nó thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa Mặt Trăng. Mặt khác, mọi điểm trên Trái Đất cùng đều chịu ảnh hường từ lực li tâm (sinh ra do Trái Đất quay quanh tâm chung cùa hệ thống Trái Đất, Mặt Trăng), đồng nhất ở mọi nơi và có hướng ngược với hướng của lực hấp dẫn. Như vậy, bất cứ nơi nào trên Trái Đất chịu tác động của lực hấp dẫn và lực li tâm, hợp lực của chúng sinh ra thủy triều, ở địa điểm hướng về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương dâng lên cao do lực hấp dẫn lớn hơn lực li tâm. Còn ở địa điểm hướng ngược về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương cùng bị dâng lên do lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Trong khi đó các địa điểm nằm ở thế vuông góc với các địa điểm nước dâng sẽ có hiện tượng nước triều xuống. Do Trái Đất tư quay nên trong khoáng 24 giờ, ở bất kì nơi nào trên các đại dương cũng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống.

Trái Đất không chỉ chịu sức hút của Mặt Trăng mà nó còn chịu sức hút của Mặt Trời làm cho thủy triều khi lớn, khi nhỏ. Mặt Trời tuy lớn nhưng ở rất xa Trái Đất và sức hút của nó nhỏ hơn của Mặt Trăng 2,17 lần. Những khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời ở trên cùng một đường thẳng thì thủy triều lớn nhất (triều cường), còn khi ba thiên thể ờ vào thế vuông góc với nhau thì thủy triều nhỏ nhất (triều kém).


Cách tính thời gian lên xuống của thủy triều

Thủy triều trải qua 4 giai đoạn chính:

- Triều lên là lúc mặt nước dâng lên cao hơn bình thường làm ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.

- Triều cao là thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất sau đó nó rút xuống

- Thủy triều xuống là khi nước rút khỏi vùng nước nó lấn lên trước đó, hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài giờ

- Triều thấp là hiện tượng mực nước sẽ ở vị trí cố định tại điểm thấp nhất.

Hiện nay, thủy triều chia ra 2 loại chính đó là nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều xảy ra khi thời gian để mực nước dâng lên và hạ xuống lên tới 24 giờ 50 phút. Còn bán nhật triều rơi vào khoảng 12 giờ 25 phút và chỉ xảy ra ở khu vực gần xích đạo.

Đối với nhật triều: Trong một ngày sẽ chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống, và thời gian triều lên, xuống mỗi ngày sẽ cách nhau 50 phút. Nghĩa là, ví dụ hôm nay thủy triều xuống lúc 8h sáng, thì ngày mai thủy triều sẽ xuống lúc 8h50 sáng. Tương tự với thủy triều lên.

Còn đối với bán nhật triều: Trong 1 ngày sẽ có 2 lần thủy triều lên và xuống. Và thời gian giữa 2 lần thủy triều lên và xuống là 12giờ 25 phút.

Ngày nay chúng ta thường nghe nói tới 2 hiện tượng đặc biệt nhất của thủy triều đó là thủy triều đỏ và thủy triều đen. Cả 2 hiện tượng này xảy ra đều là hiện tượng bất thường sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của môi trường và các loài sinh vật biển.

+ Thủy triều đỏ là một thuật ngữ đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis. Hiện tượng thủy triều đỏ hoàn toàn không liên quan đến hoạt động lên xuống của dòng nước.

+ Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển. Hiện tượng này cũng không liên quan gì đến thủy triều.


Ảnh hưởng của thủy triều

Thủy triều xuất hiện luôn mang lại những ảnh hưởng nhất định cả về tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực mà chúng ta dễ nhận thấy đó là cho việc phát triển kinh tế ven biển. Còn ngoài ra nó cũng sẽ gây ra nhiều thiên tai như lũ lụt, làm đất bị ngập mặn, ảnh hưởng tới mùa màng, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản.

Việc sống chung với thủy triều bao giờ cũng mang lại 2 mặt, bắt buộc mọi người phải tận dụng những mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống. Chúng ta cần có những biện pháp để đối phó với ảnh hưởng của thủy triều sớm bằng nhiều cách khác nhau nhất là chú ý theo dõi lịch của thủy triều thật tốt.

icon-date
Xuất bản : 05/10/2021 - Cập nhật : 15/11/2023