logo

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

Câu hỏi: Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Trả lời: 

Đáp án D. 6 

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 6.

Giải thích:

Có 2 trường hợp:

- Tripeptit X gồm 1 gốc Gly và 2 gốc Ala có 3 cấu tạo: Gly-Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Ala-Gly

- Tripeptit X gồm 2 gốc Gly và 1 gốc Ala có 3 cấu tạo: Gly-Gly-Ala, Ala-Gly-Gly, Gly-Ala-Gly

Theo đó tổng có 6 công thức cấu tạo phù hợp X 

Hãy Cùng Top lời giải tìm hiểu về Tripeptit, Glyxin và Alanin nhé!


I. Tripeptit

1. Khái niệm

Tripeptit là hợp chất có nguồn gốc từ phân tử peptit, được cấu tạo từ 3 α-amino axit liên kết với nhau bằng kiểu liên kết peptit theo một trật tự nhất định và số liên kết thực tế của tripeptit là 2 liên kết peptit.

Người ta thường biểu diễn cấu tạo các tripeptit bằng cách ghép từ bằng tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng.

Có nhiều biến thể khác nhau và theo đó là nhiều công việc và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, tất cả các phân tử tripeptit đều chịu trách nhiệm thúc đẩy sự ổn định và cải thiện thông tin liên lạc của tế bào trong môi trường của chúng.

2. Tính chất vật lý

Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng màu biure :

- Dựa vào phản ứng màu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng.

- Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím.

b) Phản ứng thủy phân hoàn toàn tạo các α-aminoaxit 

- Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:

- Trong môi trường trung tính: 

n-peptit + (n-1)H2O → aminoaxit. 

- Trong môi trường axit HCl: 

Peptit + HCl n-peptit + (n-1)H2O+ (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit.

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit 

- Trong môi trường bazơ NaOH: Peptit + NaOH 

n-peptit + (n+y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y +1) H2O

Với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.


II. Glyxin 

1. Định nghĩa

- Định nghĩa: Glyxin (kí hiệu là Gly) là amino axit đơn giản nhất có công thức hóa học là NH2-CH2-COOH. Glyxin là một trong những axit amin proteinogenogen.

- Công thức phân tử: C2H5NO2

- Công thức cấu tạo: NH2-CH2-COOH

Tính chất của Glyxin C2H5NO2: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi:

   + Tên thay thế: Axit aminoetanoic

   + Tên bán hệ thống: Axit aminoaxetic

   + Tên thường: Glyxin

- Kí hiệu: Gly

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH):

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

b. Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2):

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

c. Phản ứng este hóa nhóm COOH :

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là (ảnh 2)

d. Phản ứng của NH2 với HNO2 :

H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O

3. Tính chất vật lý và nhận biết 

- Glyxin là chất rắn kết tinh không màu, có vị ngọt, không phân cực, không quang.


III. Alanin

1. Khái niệm

Alanin (C₃H₇NO₂) là một amino axit được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein, có công thức C3H7NO2

- Công thức phân tử: C3H7NO2

- Công thức cấu tạo: CH3CH(NH2)COOH

Tính chất của Alanin C3H7NO2: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi:

   + Tên thay thế: Axit 2-aminopropanoic

   + Tên bán hệ thống: Axit α-aminopropionic

   + Tên thường: Alanin

- Kí hiệu: Ala

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH):

CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O

b. Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2):

CH3CH(NH2)COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

c. Phản ứng este hóa nhóm COOH :

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là (ảnh 3))

3. Tính chất vật lí và nhận biết

- Alanin là chất rắn kết tinh màu trắng, có vị ngọt, không phân cực.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 03/01/2022