logo

Thuế Tô, Dung, Điệu là gì?

Chúng ta thường nhắc đến thuế thư một như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước mà rất ít ai hiểu tường tận về nó. Vậy Thuế Tô, Dung Điệu là gì? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!


1. Thuế Tô, Dung, Điệu là gì?

Chế độ thuế của nhà nước đánh vào dân đinh được chia ruộng công, gồm thuế ruộng (bằng thóc, gạo), lao địch và sản phẩm thủ công.

Vốn là chế độ thuế ban hành ở đầu thời Đường (Trung Quốc, thế kỉ 9), được chúa Trịnh áp dụng vào năm 1722 với ít nhiều thay đổi.

Tô: thuế ruộng (bằng thóc).

Dung: thuế thân (nộp bằng tiền).

Điệu: tiền thay cho nghĩa vụ lao dịch. Được thực hiện cho đến khi phủ chúa đổ (cuối thế kỉ 18).

Thuế Tô, Dung, Điệu là gì

2. Thuế Tô, Dung, Điệu có từ bao giờ?

Thuế Tô, Dung Điệu, xuất hiện lần đầu tiên tại thời nhà Đường (618 - 907), Trung Quốc. Bao gồm thuế ruộng (thu bằng thóc, gạo), thuế lao dịch, thuế các sản phẩm thủ công đối với mọi nhân đinh được chia ruộng công. "Theo phép tô, dung, điệu thì đinh nam có ruộng quân điền, hàng năm phải nộp tô hai thạch lúa, phải nộp thuế điệu bằng 2 tấn lụa, 2 trượng lĩnh, the, 3 lượng bông và phải chịu sai dịch (dung). Đinh nam mỗi năm chịu sai dịch 20 ngày, không ứng dịch thì cứ mỗi ngày nộp 2 thước lụa", theo cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1976). Các mặt hàng muối và sắt, đặc biệt bị thu thuế rất nặng. Mỗi năm, người dân vùng châu Lục (Lạng Sơn ngày nay) chủ yếu sống bằng nghề nấu muối và mò ngọc châu, phải nộp khoản thuế cố định là 100 hộc gạo mỗi hộ.

Như vậy có thể nói thuế Tô, Dung, Điệu đã xuất hiện ở nước ta lần đầu tiên dưới ách cai trị của nhà Đường. Sau này khi tình hình nhà Đường rối ren Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy, tháng 2 năm 906 trước tình hình rối ren vua Đường đã phải chấp nhận đề nghị của Khúc Thừa Dụ và phong cho ông chức Tiết Độ xứ Tĩnh Hải (An Nam đô hộ phủ). Sau này con ông là Khúc Thừa Hạo tiếp tục sự nghiệp của cha, ông đã cho sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má, lực dịch nặng nề của thời Đường.

Tuy nhiên trước bổi cảnh tài chính quốc gia lúc bấy giờ phải trông chờ vào thuế ruộng công làng xã. Nhưng công điền ngày càng bị thu hẹp, tư điền ngày càng phát triển, thuế ruộng công không đủ chi tiêu. Chúa Trịnh Cương hạ lệnh: Nay ruộng trong nước không kể ruộng công hay tư, đều thi hành việc khám xét đo đạc, rồi liệu lượng chia bổ ngạch thuế, để cho người giàu, người nghèo giúp đỡ lẫn nhau, nặng nhẹ gánh vác đều nhau, định làm phép thường hành mãi mãi... Và không những áp thuế đối với ruộng tư, chúa Trịnh Cương còn thực hiện chủ trương giảm viên chức để giảm chi lương bổng, giảm gánh nặng cho quốc khố. Vào năm 1722 dưới thời An Đô Vương Trịnh Căn – Chúa Trịnh đã áp dụng lại luật thuế này với ít nhiều thay đổi: tô (thuế ruộng thu bằng thóc), dung (thuế thân nộp bằng tiền), điệu (nộp tiền để miễn lao dịch).

Theo đó chúa Trịnh Cương đã đưa ra quy định ruộng công mỗi mẫu nộp 8 tiền. Số 8 tiền này chia làm 3 phần. Hạng ruộng hai mùa (nhị thục điền) nộp 2/3 bằng thóc và 1/3 bằng tiền; hạng ruộng một mùa (nhất thục điền) nộp 1/3 bằng thóc và 2/3 bằng tiền. Đất bãi công theo chỗ hiện cày cấy được chia làm hai bậc, mỗi mẫu nộp 1 quan 2 tiền. Đất nào có trồng dâu thì thuế tô bãi ấy một nửa nộp bằng tơ (tức 6 tiền nộp bằng tiền, 6 tiền nữa tính trị giá tơ mà nộp bằng tơ), bãi nào không trồng dâu thì nộp thay bằng tiền. Ruộng tư trước không đánh thuế, thì nay định ruộng tư chia hạng hai mùa và hạng một mùa nộp thuế khác nhau. Ruộng hai mùa mỗi mẫu nộp 3 tiền, ruộng một mùa mỗi mẫu nộp 2 tiền.

Về phép dung, theo chế độ cũ, thuế thân, mỗi suất đinh đồng niên tùy theo từng hạng để nộp tiền, từ 1 quan đến 1 quan 8 tiền. Nay định mỗi suất đinh nộp 1 quan 2 tiền. Sinh đồ, lão hạng (50 tuổi) và hoàng đinh (từ 17 đến 19 tuổi) nộp ½ số tiền thuế ấy. Như vậy, không được giảm nhẹ là bao mà còn đánh thuế cả lão hạng, hoàng đinh nặng hơn trước nên Trịnh Cương đã quy định lại là chỉ chính đinh mới phải đóng.

Về phép điệu, theo chế độ cũ, hằng năm các việc bài, biểu, từ tự, điện, miếu, đê điều, cầu cống, kho tàng và trường thi... đều tính theo suất đinh để tùy tiện chia nhau đóng góp để nộp, phần nhiều thu quá lệ ngạch, vả lại đã xảy ra bắt bớ lung tung, dân không sao chịu được sự phiền nhiễu. Vì vậy, Trịnh Cương đã đưa ra quy định mới: Nay định mỗi suất đinh, mùa hạ và mùa đông nộp 6 tiền; quan trên dùng tiền ấy đóng góp thay cho dân, gọi là tiền thuế điệu. Thuế này có cải thiện cho dân về việc tránh tùy tiện bắt bớ đóng góp và tránh gây phiền hà cho dân. Ngoài ra, ông còn “định tiền thuế dung, thuế điệu ở cửa đình và giáo phường” (tức thuế đánh bằng tiền để dùng vào việc chi phát cho các nhạc công trong giáo phường...). Và cái mới khi vận dụng pháp tô, dung, điệu đem lại là tránh được tùy tiện, sách nhiễu nông dân trong việc thu thuế và chống được thất thu.

Cải cách tài chính của chúa Trịnh Cương đã đem lại một số thành quả khá tích cực vào thời ấy. Đó là đã tạm thời giải quyết được khó khăn về tài chính, ổn định được tình hình, củng cố được kỷ cương, trật tự xã hội sau hơn 100 năm nội chiến liên miên. Đồng thời, giảm bớt được nạn đói khổ của nông dân và thúc đẩy xu hướng tư hữu hóa ruộng đất, phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ.  Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 18, khi triều chính Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài sụp đổ, chế độ thuế này cũng sụp đổ theo.

---------------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức về câu hỏi Thuế Tô, Dung, Điệu là gì? Qua bài bài viết trên đây, Toploigiai mong rằng các bạn đã bổ sung được cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tập tốt và nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi ngay cho Top nhé, chúng mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 24/11/2022