logo

Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK 7 trang 48 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK 7 trang 48 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?

Lời giải 

 - Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

+ Lưng mẹ còng đối lập với cau vẫn thẳng

+ Cau - ngọn xanh rờn đối lập với mẹ - đầu bạc trắng

+ Cau ngày càng cao đối lập với mẹ ngày một thấp

+ Cau gần với giời đối lập với mẹ thì gần đất

- Tác dụng của cách bố trí như vậy cho thấy được sự tương phản giữa hình ảnh cau và mẹ. Theo thời gian, cau càng ngày càng phát triển, cao, xanh tốt, còn mẹ theo thời gian lại già đi. Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ, cho thấy nỗi niềm của người con khi thấy mẹ mình ngày một già đi, đồng thời khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc.

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

Lời giải

Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:

- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.

- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu

Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK 7 trang 48 - Văn Cánh diều

Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Lời giải 

Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi tu từ mang ý trách cứ cùng khát vọng mẹ được trẻ mãi, sống bên cạnh chủ thể trữ tình. Tuy nhiên, ý trách cứ ở đây có nhiều hơn khát vọng mẹ được trẻ mãi. Ý trách cứ này trong câu hỏi bề ngoài có sự gai góc khi dám xưng với giời là "ta". "Ta" ở đây không chỉ là ngôi thứ nhất, chỉ bản thân người nói, mà còn là một sự khẳng định mang tính tự tôn. "Ta" thể hiện cho người khác biết cần có sự tôn trọng. Ấy vậy mà sự tôn trọng mong có được ấy đổi lại vẫn là mẹ phải già đi. Ẩn đằng sau sự gai góc trong câu thơ là một nỗi buồn, sự xúc động. Cái gai góc của chữ "ta" tưởng che đậy được nỗi buồn, nhưng lại càng làm cho nỗi buồn trở nên nổi bật, càng cho thấy được tình cảm mà chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Vì thương mẹ mà buồn, mà trách cứ ông giời dù cho ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử vốn là lẽ thường của đời người.

Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

Lời giải 

Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ:

- Người thuê viết nay đâu?

- Hồn ở đâu bây giờ?

→ Câu hỏi thể hiện sự nuối tiếc hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ, một nét văn hóa đẹp dần trôi vào dĩ vãng.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK 7 trang 48 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022