logo

Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao

Trắc nghiệm: Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã

B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể 

C. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

D.  Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái 

Lời giải: 

Đáp án: C. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các cấp tổ chức thế giới sống nhé!


I. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Các cấp tổ chức của thế giới sống:

Nguyên tử - phân tử - bào quan - tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển.

- Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

- Học thuyết tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.


II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức của thế giới sống

- Sinh giới được phân chia thành các cấp độ từ nhỏ đến lớn như sau : phân tử – bào quan – tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể – quần thể – quần xã – hệ sinh thái – sinh quyển. Trong đó, các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm : tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao

- Các cấp độ tổ chức sống có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và góp phần duy trì sự thống nhất, ổn định của sinh giới.

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc : tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Là những hệ thống mở và tự điều chỉnh : có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài, có khả năng tự kiểm soát và cân bằng hoá hệ thống trước những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.

- Liên tục tiến hoá : sinh giới liên tục sinh sôi, nảy nở và không ngừng tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại gói gọn trong sự hài hoà và thống nhất.


III. Giới là gì trong sinh học ? Phân loại giới sinh vật

1. Khái niệm giới

- Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

2. Hệ thống phân loại 5 giới

- Oaitâykơ và Magulis đã phân chia thế giới sinh vật thành 5 giới, đó là : giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

- Đặc điểm chính của mỗi giới:

* Giới khởi sinh (Monera)

- Đặc điểm : là những sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng, kích thước rất nhỏ bé (1 – 5) và xuất hiện từ cách đây rất lâu (khoảng 3,5 tỉ năm trước).

- Đại diện : tất cả các loài vi khuẩn đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

* Giới Nguyên sinh (Protista)

- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào và có lối sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

- Đại diện : tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

* Giới Nấm (Fungi)

- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đơn bào hoặc đa bào phức tạp, sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển.

- Đại diện : tất cả các loài nấm đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

* Giới Thực vật (Plantae)

- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống tự dưỡng quang hợp và không có khả năng di chuyển.

- Đại diện : tất cả các loài thực vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

* Giới Động vật (Animalia)

- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng và hầu hết có khả năng di chuyển.

- Đại diện : tất cả các loài động vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

icon-date
Xuất bản : 03/03/2022 - Cập nhật : 05/03/2022