logo

Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào?" kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 11 hay và hữu ích.


Trắc nghiệm: Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào?

A. Biết được giá cả hàng hoá trên thị trường.

B. Mua được những hàng hoá mình cần.

C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hoá.

D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Giải thích: Thông tin của thị trường giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Thị trường các bạn nhé!


Kiến thức tham khảo về Thị trường


1. Thị trường là gì?

- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi các hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa nhiều chủ thể kinh tế với nhau được diễn ra. Nó có thể là chợ, cửa hàng mua bán, siêu thị,...đây là nơi người mua và người bán gặp và giao dịch hàng hóa được xác định bằng một mức giá cụ thể.

- Còn về nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ về trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội. Nó được hình thành trong điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội nhất định.

Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào?

2. Phân loại thị trường 

Việc phân loại thị trường được dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì thị trường gồm 04 loại:

+ Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội.

+ Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch

– Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua hoặc một người bán

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường có sự đan xen giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: Thương hiệu của doanh nghiệp, giá cả…

– Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

+ Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.  

+ Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.

+ Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.


3 . Chức năng của thị trường là gì?

Dù thị trường có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung thị trường thực hiện ba chức năng chủ yếu sau:

- Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

+ Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, giá trị hàng hóa được thực hiện.

+ Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.

+ Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

- Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…

- Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

=> Từ những thông tin thu được trên thị trường, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với biến đổi của thị trường. Nhờ đó mà sản xuất và tiêu dùng được hạn chế hoặc kích thích.

Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào? (ảnh 2)

4. Vai trò của thị trường

- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nhu cầu... Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thì thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là điều kiện, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

+ Là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt được các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay, mức sống của người dân được tăng lên một cách rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh đua nhau cạnh tranh dành giật khách hàng một cách gay gắt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bị phá sản. Vậy thị trường là động lực sản xuất,cũng như kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.

+ Là điều kiện: Thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất hay một loại hàng hóa nào đó thì tình hình cung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thị trường là điều kiện của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Là thước đo: Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong qua trình hoạt động kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trường hợp khó khăn đỏi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Vậy thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy thông qua thị trường (mà trước hết là hệ thống giá cả) các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực. Trên thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả các yếu tố đầu vào (như máy móc thiết bị, nguồn sản phẩm hàng hóa, đất đai, lao động, vốn... ) luôn luôn biến động nên phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hoá của thị trường và xã hội.


5. Giá cả thị trường là gì?

- Cơ sở của giá cả là giá trị. Nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó, cạnh tranh, cung – cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Trên cơ sở đó, hình thành nên giá cả thị trường.

- Hay nói cách khác: Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường, hoặc là giá cả hàng hóa được thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường.

- Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển.

- Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân…

- Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông…

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022