logo

Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức?

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống – XHCN và TBCN. Tại Hội nghị Pốt xđam Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất và hòa bình ở Đức, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh. Vậy theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông qua qua câu hỏi dưới đây nhé!


Câu hỏi: Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức?

A. Vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức.   

B. Vùng lãnh thổ phía Tây nước Đức.

C. Vùng lãnh thổ phía Nam nước Đức.     

D. Vùng lãnh thổ phía Bắc nước Đức.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức.

Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông ở nước Đức.

>>> Xem thêm: Hội nghị Pốt-xđam được triệu tập vào thời gian nào, ở đâu?


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp A.

Hội nghị Potsdam (Berlin), cuộc gặp của đại diện các cường quốc chính thuộc phe chiến thắng trong Thế chiến II, được tổ chức từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 tại Cung điện Cecilienhof ở Potsdam, ngoại ô Berlin. Hội nghị đã quy nhận chiến thắng của các nước trong liên minh chống Hitler đánh bại nước Đức Quốc xã và thảo luận vấn đề cấu trúc hậu chiến của châu Âu.

Dẫn đầu phái đoàn Liên Xô là Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Iosif Stalin, phái đoàn Hoa Kỳ - Tổng thống Harry Truman, phái đoàn Anh - đầu tiên là Thủ tướng Winston Churchill, và kể từ ngày 28 tháng 7 là Clement Attlee, sau khi Công đảng thay phái Bảo thủ nắm quyền trong Chính phủ Anh.

Tại hội nghị Potsdam, vấn đề cấp bách nhất là số phận thời hậu chiến của nước Đức. Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông ở nước Đức. Liên Xô muốn một nước Đức thống nhất, nhưng họ cũng khăng khăng rằng Đức phải hoàn toàn giải giới. Truman, cùng với số lượng ngày càng tăng các quan chức Hoa Kỳ, đã có những nghi ngờ sâu sắc về ý định của Liên Xô tại châu Âu. Quân đội Liên Xô đông đảo đã chiếm đóng phần lớn Đông Âu. Một nước Đức mạnh mẽ có thể là trở ngại duy nhất trên con đường thống trị của Liên Xô trên toàn châu Âu. Cuối cùng, nhóm đã đồng ý chia nước Đức thành ba khu vực chiếm đóng (một khu vực cho mỗi quốc gia) và trì hoãn các cuộc thảo luận về việc thống nhất nước Đức cho đến một thời điểm sau này.

Về phía Liên Xô, mục tiêu chính của Stalin lúc này là mở rộng lãnh thổ cũng như tầm ảnh hưởng của Liên bang Xô Viết và chủ nghĩa Cộng sản ra toàn cầu, trong đó bao gồm việc ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới; song song với phục hồi đất nước đã tiêu tốn quá nhiều sức người và của trong chiến tranh. Thành lập một Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao với nhiệm vụ tiếp tục đàm phán các hiệp ước hòa bình, gồm có các quốc gia thành viên là Mỹ, Anh, Liên Xô, có thêm Trung Quốc và Pháp. Một phần lãnh thổ Ba Lan sáp nhập vào Liên Xô, bù lại, một phần lãnh thổ Đức được sáp nhập vào Ba Lan. Điều này kéo theo một làn sóng di cư của những người Đức bị trục xuất khỏi khu vực này, cùng với từ các vùng trước đây bị Phát xít chiếm đóng trên thế giới.

Vậy, đáp án A đúng.

>>> Xem thêm: Theo quyết nghị của Hội nghị Ianta, Quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chù nghĩa phát xít tại nước Đức?

Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Hội nghị Pốt-xđam.

Câu 1: Theo quyết nghị của Hội nghị Ianta, Quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chù nghĩa phát xít tại nước Đức ?

A. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ.             

B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.

C. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp.      

D. Mĩ, Pháp, Anh, Canada.

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Câu 2: Sự tham gia của Liên Xô trong các nước thường trực Hội dồng Bảo an Liên hợp quổc có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Câu 3: Sự hình thành nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức là :

A. Kết quả của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của người dân Đức.

B. Sự thoả thuận của Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị l-an-ta.

C. Âm mưu của các nước Anh, Pháp, Mĩ hòng chia cắtt lâu dài nước Đức; xây dựng một tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.

D. Hậu quả của những chính sách phản động mà Chủ nghĩa phát xít đã thi hành ờ đất nước này.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Câu 4: Thế nào là “chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại “luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh” thực hiện “chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.

D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Câu 5: Nguyên tắc nhất trí giữa 5 nuớc lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra vào thời điểm nào ?

A. Tại Hội nghị Tế-hê-ran (1943).

B. Tại Hội nghị San Phran-xi-xco (Tháng 4 - 6/1945).

C. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945).

D. Tại Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945).

Trả lời:

Đáp án đúng: B

--------------------------------

Trên đây là phần giải thích chi tiết của Toploigiai cho câu hỏi: Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức? Chúng tôi hi vọng cùng với những câu hỏi trắc nghiệm chúng tôi cung cấp các bạn sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022