logo

Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: ...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết... | Câu 4 trang 94 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào?

Soạn cách 1

Nếu tác phẩm chỉ dừng lại ở đoạn “… cũng như va –ren không hiểu Phan Bội Châu” thì ý nghĩa ý nghĩa tác phẩm sẽ đi sai hướng so với tư tưởng của tác giả, làm hạn chế giá trị của tác phẩm. Khi dừng ở đoạn đó, hai nhân vật sẽ bị quy chụp thành một, vấn đề nêu lên sẽ được thay đổi là hai nhân vật không hiểu ý nhau về ngôn ngữ, hoặc về cách nói chuyện. Chi tiết của anh lính là lời giải thích cho thái độ của Phan Bội Châu, đó là sự khinh bỉ, là lời giải thích cho việc không hiểu của Va – ren. Qua đó thể hiện ý chí kiên cường của PBC trước chính quyền thực dân và trước toàn quyền Đông Dương.

Soạn cách 2

- Truyện không thể kết thúc ở câu đó vì như thế truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu thiếu đi lời bình luận sắc xảo của người viết

- Giá trị câu chuyện được nâng cao bởi đã tiếp tục nâng cấp tính cách của Phan Bội Châu:   

+ Chữ không hiểu được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.   

+ Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước dối trá, bịp bợm của Va-ren   

+ Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh bất khuất  trước tên Toàn quyền Đông Dương

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021