Con người và môi trường tác động qua lại lẫn nhau. Việc con người tác động đến hệ sinh thái hàng ngày và trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa môi trường. Vậy theo em, thảm họa môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đối tượng nào? Vì sao lại như vậy? Hãy để Toploigiai trả lời trong bài viết dưới đây
Thảm họa môi trường là những sự kiện thảm khốc liên quan đến môi trường do tác động của con người. Những thảm họa này diễn ra là do con người tác động vào môi trường theo hướng tiêu cực, làm thay đổi quy luật tự nhiên của nó và trở thành thảm họa.
- Ô nhiễm hóa chất: Các hóa chất thải ra từ các khu công nghiệp đang đe dọa nghiêm trọng cho bầu khí quyển, nguồn nước, thổ nhưỡng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cả con người. Việc thải các chất thải nguy hại, nước thải chưa xử lí ra môi trường, tình trạng sử dụng thuốc hóa học, phân bón hóa học càng làm nguy cơ ô nhiễm hóa chất ngày càng cao.
- Đất đai bị suy thoái: Do việc sử dụng đất không đúng mục đích, thuốc ô nhiễm do hóa chất mà đất đai ngày càng suy thoái, không thể canh tác. Diện tích che phủ rừng giảm sút, lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, bụi độc từ không khí bị ô nhiễm lắng xuống, việc thải rác độc hại… làm hiện tượng đất bị ô nhiễm trở nên không cải tạo lại được nữa.
- Đô thị hóa quá mức: Nhiều đô thị được hình thành làm đất đai cho nông nghiệp giảm, môi trường sống cho động vật giảm sút. Điều kiện sống của các thành phố càng trở nên chật hẹp, chất lượng không khí thấp, xuất hiện nhiều chủng bệnh mới.
- Sự biến đổi khí hậu: Trái Đất ngày càng nóng lên, băng ở hai cực tan dần, nước biển dâng, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều như: lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần cũng là do con người tác động lên môi trường theo hướng theo hướng tiêu cực.
- Giảm diện tích rừng: Đô thị hóa tăng, phát triển công nghiệp tăng làm cho diện tích rừng giảm sút, lũ quét và sạt lở đất ngày càng trầm trọng. Điều này làm cho chất lượng không khí giảm bởi rừng được coi là “là phổi” của Trái Đất.
- Ô nhiễm nguồn nước và không khí: Nhất là ở các đô thị, nước bị nhiễm bẩn trầm trọng, chất lượng không khi xuống thấp bởi quá nhiều chất thải công nghiệp.
- Lỗ thủng ozon ngày càng rộng: làm bức xạ tia tử ngoại xuống Trái Đất ngày càng tăng, là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư.
Qua việc tìm hiểu các thảm họa môi trường ở trên ta có thể thấy: Thảm họa môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người, động thực vật sinh sống trên Trái Đất. Đó là bởi các lí do:
- Môi trường cho chúng ta đất để ở, không khí để thở, có nước để uống, có thức ăn để duy trì sự sống. Khi môi trường đó trở thành thảm họa, nó sẽ tác động tiêu cực đến con người và sinh vật.
+ Với con người: sẽ liên tiếp chịu những trận lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm không khí nước làm mắc các bệnh ung thư không chữa được, mắc các chủng bệnh mới như Covid-19 vừa qua.
+ Với động thực vật: Hệ sinh thái giảm sút, động vật quý hiếm tuyệt chủng không còn chỗ ở, thiên nhiên bị tàn phá.
- Thảm họa môi trường đe dọa đến tính mạng con người, đe dọa sự sống cho các sinh vật, thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó, mỗi chúng ta hãy sống thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường để “mẹ thiên nhiên” không nổi giận biến thành thảm họa.