Câu hỏi:
a, Theo em, di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?
b, Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hóa?
Lời giải:
a, Di sản văn hóa có ý nghĩa vô cùng lớn đối với con người và xã hội:
+ Góp phần quan trọng trong việc giáo dục lịch sử
+ Vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh của quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mĩ của di sản văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới.
b, Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Bổ sung kiến thức về những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hóa và giải pháp bảo vệ, phát triển di sản văn hóa
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá
Theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá như sau:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Một số giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa tại Việt Nam
- Xây dựng mục tiêu phát triển du lịch di sản văn hóa cho cộng đồng văn hóa xã hội tại địa phương nơi có các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Những mục tiêu trọng tâm phổ biến nhất sẽ là:
- Xây dựng cấp độ liên quan đến cộng đồng và tính trung tâm của cộng đồng tại các di sản văn hóa. Trên thực tế, có ba mức độ quan sát có thể tham gia của cộng đồng: bỏ qua – rời khỏi. Cộng đồng ra khỏi quá trình; hoàn toàn bỏ qua thái độ và kỳ vọng từ các di sản văn hóa đang phát triển. Do vậy, việc thông báo có nghĩa là các nhà hoạch định và người ra quyết định cần phải thông báo cho cộng đồng về quá trình, tuy nhiên, mong muốn cộng đồng không tham gia vào việc lập kế hoạch, phát triển/hoặc quản lý các điểm đến và/hoặc xác định lợi ích riêng của mình trong quy trình này. Cuối cùng – tham gia bằng cách lắng nghe ý kiến và mong muốn của cộng đồng và xem cộng đồng địa phương như một phần của quá trình tổng thể.
- Các bước và thực tiễn trong quá trình xây dựng tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch tại di sản văn hóa. Xây dựng sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch tại di sản văn hóa thế giới nói riêng và di sản văn hóa nói chung, đòi hỏi sự tích cực tham gia bắt đầu từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến khi thực sự vận hành địa điểm này như một điểm thu hút du lịch văn hóa. Các giai đoạn này như là một phần của quy trình lập kế hoạch. Việc thực hiện đúng sẽ bảo đảm lợi ích của cộng đồng được tích hợp tốt trong toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển du lịch di sản văn hóa.