logo

Thể tích không khí là bao nhiêu?

Câu trả lời đúng nhất: Nhiệt phân hoàn toàn KClO3 theo sơ đồ:

KClO3 → KCl + O2

- lượng O2 thu được phản ứng vừa đủ với kim loại Mg, thu được 16g magieoxit

a) Cần bao nhiêu (g) KClO để thu được lượng O2 trên?

b) Cần bao nhiêu (lít) không khí (đktc) để đốt hết lượng Mg trên? Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

Lời giải:

Phương trình hoá học:

2KClO3 → 2KCl+3O2 (1)

2Mg+O2 → 2MgO (2)

nMgO=0,4 mol

Theo (2) → n O2=0,2 mol

a) theo (1) → nKClO3=2/15 mol

mKClO3=16,33 g

b) VO2=0,2. 22,4=4,48l

Vkk = 22,4 l

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thể tích không khí qua bài viết dưới đây!


1. Không khí là gì? Tính chất của không khí

Không khí là lượng chất khí bao quanh chúng ta. Không khí không màu, không mùi, không vị. Chúng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống của con người và toàn bộ sinh vật trên trái đất.

Một khái niệm khác mà chúng ta cũng thường nghe thấy là “Khí quyển”. Về bản chất “Không khí” và “Khí quyển” giống nhau, chúng chỉ khác nhau về quy mô.

Tức là không khí là khái niệm dùng để chỉ lượng khí ở một không khí nhỏ hơn, như không khí trong phòng, không khí thành phố,… Còn khí quyển là dùng chỉ lượng khí quy mô lớn, bao quanh toàn cầu.

Thể tích không khí là bao nhiêu

Lớp khí quyển bao quanh trái đất và có nhiệm vụ ngăn chặn các tia bức xạ từ mặt trời xuống trái đất. Các tầng khí quyển rất dày, lên đến 1000km, trong khi đó lớp không khí giúp chúng ta hít thở chỉ dày tầm 10-12km. Càng lên cao thì không khí càng loãng.

Tính chất của không khí:

- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra

>>> Xem thêm: Thể tích mol của chất khí là gì?


2. Thành phần chính của không khí

Không khí bao gồm những thành phần nào? Không khí hay khí quyển là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí. Thông thường có ba loại thành chính: thành phần cố định, thành phần có thể biến đổi và thành phần không cố định

a. Thành phần cố định

Đây được xem như là các thành phần chính của không khí. Trong không khí thường có các khí cố định như Nito chiếm 78,09%, oxy chiếm 20,95% và khí trơ chiếm 0,93%. Tổng cộng ba loại này chiếm 99,97% tổng thể tích của cả khí quyển. Chúng sẽ cùng với các vi lượng khí hiếm như neon (Ne), heli (He), krypton (Kr), xenon (Xe), … tổ hợp nên thành phần cố định của khí quyển. Ở bất cứ chỗ nào trên trái đất thì tỉ lệ này đều giống nhau.

b. Thành phần có thể thay đổi

Thành phần có thể thay đổi chính là khí cacbonic và hơi nước trong không khí. Ở điều kiện bình thường thì hạm lượng cacbonic là 0,02% – 0,04%. Và hàm lượng hơi nước dưới 4%. Tuy nhiên, hàm lượng của các thành phần này thường thay đổi theo mùa và điều kiện khí hậu. Chúng gây ảnh hưởng đến sản xuất và hoạt động đời sống của con người.

Nếu không khí chỉ gồm thành phần cố định và thành phần có thể thay đổi thì đây chính là không khí thuần khiết. Hay không khí trong sạch.

c. Thành phần không cố định

Các thành phần không cố định của không khí được sản sinh ra do hai nguồn:

- Thứ 1 là do những thiên tai đột ngột xuất hiện tạo nên các chất ô nhiễm rồi hình thành.

- Thứ 2 là do những hành động của con người gây ra ô nhiễm cho môi trường mà hình thành.

Đây là những nguồn sinh ra thành phần bất định trong không khí. Đồng thời, cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường.

Ngoài ba thành phần của không khí mà mình vừa kể trên, trong không khí còn chứa một lượng nhỏ các ion âm. Ion âm được mọi người đánh giá như là vitamin của không khí. Nó giúp cho con người có thể duy trì các chức năng sinh lý được bình thường. Ion thường có nhiều ở các vùng biển, núi rừng, nông thôn, … Do đó mà con người khi sống ở các môi trường đó sẽ cảm thấy thoải mái và thư thái hơn.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí:

Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.

Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người đang ngày càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như:

- Biến chứng thần kinh và tâm lý;

- Kích ứng mắt;

- Các bệnh ngoài da;

- Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...

- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.

>>> Xem thêm: Công thức tính thành phần phần trăm theo khối lượng và thể tích


3. Thể tích của không khí là bao nhiêu?

Nhiệt phân hoàn toàn KClO3 theo sơ đồ:

KClO3 → KCl + O2

- lượng O2 thu được phản ứng vừa đủ với kim loại Mg, thu được 16g magieoxit

a) Cần bao nhiêu (g) KClO để thu được lượng O2 trên?

b) Cần bao nhiêu (lít) không khí (đktc) để đốt hết lượng Mg trên? Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

Lời giải:

Phương trình hoá học:

2KClO3 → 2KCl+3O2 (1)

2Mg+O2 → 2MgO (2)

nMgO=0,4 mol

Theo (2) → nO2=0,2 mol

a) theo (1) → nKClO3 =2/15 mol

mKClO3=16,33 g

b) VO2=0,2. 22,4=4,48l

Vkk = 22,4l

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Thể tích không khí. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/06/2022 - Cập nhật : 09/07/2022