Câu hỏi: Thế nào là bóng tối? Lấy ví dụ về bóng tối trong tự nhiên?
Trả lời:
Bóng tối là phần không gian ở sau một vật so với nguồn sáng, do bị khuất toàn bộ nên không nhận được ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
Ví dụ về bóng tối trong tự nhiên: Bóng cây cột điện, bóng râm của cây vào các ngày trời nắng to,…
Cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về bóng tối nhé!
+ Vật chắn là vật không cho ánh sáng truyền qua
+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
Yếu tố quyết định để tạo ra bóng tối đó chính là nguồn ánh sáng to.
- Đặt tay trước bóng đèn giây tóc, khi đặt tay xa bóng đèn, bóng của bàn tay ở bên dưới hiện lên rõ nét đó là bóng tối
- Khi trời nắng to, ta đứng ra ngoài đường, khi đó bóng của ta hiện lên rõ nét đó chính là bóng tối
Bài tập 1: Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng nhỏ (nguồn điểm). Phía sau nó sẽ là:
A. Một vùng tối.
B. Một vùng nửa tối.
C. Một vùng bóng đen
D. Một vùng tối lẫn nửa tối.
E. Vùng nửa tối và một phần vùng nửa tối.
Đáp án đúng: A. Một vùng tối
Bài tập 2: Bóng tối là những nơi
A. Vùng không gian phía sau vật cản chắn ánh sáng của nguồn sáng.
B. Vùng không gian không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Phần trên màn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Những nơi không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
E. Là những hình ảnh được chiếu lên trên màn.
Đáp án đúng: A, B, C, D
Bài tập 3: Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Khi di dời vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối … … … … … … … … …
Trả lời: Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối tăng lên.
Bài tập 4: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8 m và một các cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1 cm ứng với 1m để xác định chiều cau của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời chiếu đều song song.
Bài giải:
Ta biết các tia sáng của mặt trời chiếu song song, cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất. Ta chọn tỷ lệ xích 1cm ứng với 1m để vẽ và xác định chiều cao của cột đèn.
Bóng của cột đèn cao gấp 5: 0,8 = 6,25 lần so với bóng của cái cọc. Vậy chiều cao của cột đèn cũng cao gấp 6,25 lần so với cọc.
Vậy chiều cao cột đèn h = 6,25m.
Bài tập 5: Một điểm sáng S cách tường một khoảng ST = d. Tại vị trí M trên ST cách M một khoảng SM = ¼d người ta đặt một tấm bìa hình tròn vuông góc với ST có bán kính R và có tâm trùng với M
a) Tìm bán kính bóng đen trên tường.
b) Cần di chuyển tấm bìa theo phương vuông góc với màn một đoạn bằng bao nhiêu ? Theo chiều nào để bán kính vùng tối giảm đi một nửa. Tìm tốc độ thay đổi của bán kính bóng đen biết tấm bìa di chuyển đều với vận tốc v.
c) Vị trí tấm bìa như ở câu b) thay điếm sáng S bằng một nguồn sáng hình cầu có bán kính r.
- Tìm diện tích bóng đen trên tường.
Đáp án:
Tóm tắt:
ST = d; SM = ¼d ; Bìa có bán kính R
a) Tìm R’
b) MM1 = ? để R’’ = ½ R’. Tìm v’ của bóng đen nếu đèn có vận tốc v
c) Thay S bằng nguồn sáng có bán kính r. Tìm Sđen và Snửa tối
Bài giải
Ta có hình vẽ:
a) Bán kính vùng tối trên tường là PT
∆SIM và ∆SPT là 2 tam giác vuông đồng dạng nên
b) Từ hình vẽ ta thấy để bán kính vùng tối giảm xuống ta phải di chuyển tấm bìa về phía tường
c) Thay điểm sáng S bằng nguồn sáng hình cầu. Ta có hình vẽ
Gọi AB là đường kính nguồn sáng, O là tâm nguồn sáng. Theo kết quả câu b) M là trung điểm của ST.
Bán kính vùng tối là PT, ta có ∆BIC = ∆ PID (g.c.g) => PD = BC.
Mà ta lại có:
BC = OC – OB = MI – OB = R - r.
PT = PD + DT = BC + IM = (R - r) + R = 2R – r
Vậy diện tích vùng tối trên tường là: STối = π.(2R – r)2