Nông thôn nước ta có diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn. Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất.
A. Trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
B. Cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm.
C. Có sức khỏe tốt.
D. Tập trung nhiều ở khu vực thành thị.
Đáp án đúng: B. Cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm.
Vùng nông thôn nước ta tập trung nguồn lao động dồi dào (do sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu). Thế mạnh nổi bật nhất lao động nông thôn là có tính cần cù và giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. .
+ Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động kinh tế chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dân nông thôn. Đây là đặc trưng rất cơ bản của vùng nông thôn. Với mọi vùng nông thôn thì nông nghiệp luôn là ngành có vai trò quan trọng nhất (kể cả lâm và ngư nghiệp)
+ Nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng kém hơn thành thị, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá kém hơn. Đối với mọi quốc gia thì chỉ tiêu này là khá rõ ràng.
+ Vùng nông thôn có địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn nên hệ thống cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cũng thấp hơn.
+ Nông thôn mang tính đa dạng về tự nhiên, kinh tế và xã hội, đa dạng về quy mô và trình độ phát triển…giữa các vùng khác nhau thì tính đa dạng cũng khác nhau.
+ Phần lớn các vùng nông thôn có lịch sử phát triển lâu đời hơn thành thị, do đó tính cộng đồng làng xã rất vững chắc. Mỗi làng, mỗi thôn bản hay mỗi vùng nông thôn đều có phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng. Điều đó tạo nên truyền thống văn hoá của mỗi vùng, mỗi làng quê ở nông thôn, nó in đậm trong đời sống tâm hồn của mỗi con người sinh ra và lớn lên ở đó.
+ Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động phù hợp
+ Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với xây dựng các làng nghề mới; Phát triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản với quy mô vừa và nhỏ
+ Chính sách nhằm động viên, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào những nơi còn nhiều khó khăn, địa bàn xung yếu. Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, biên giới, giàu tiềm năng nhưng chưa được "đánh thức", do còn thiếu đầu tư và thiếu lao động.
+ Chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất, dịch vụ, khai thác tiềm năng, để vừa phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo, vừa tạo ra nguồn nhân lực, hậu cần và kỹ thuật tại chỗ cho khu vực phòng thủ.