logo

Thể loại kí là gì?

Thể loại kí là truyện được kể lại bằng sự nhớ lại những điều đã xảy ra trong quá khứ có ấn tượng mạnh, ít có yếu tố hư cấu, thường kể ở ngôi thứ nhất.


Thể loại kí là gì?

Thể loại kí là truyện được kể lại bằng sự nhớ lại những điều đã xảy ra trong quá khứ có ấn tượng mạnh, ít có yếu tố hư cấu, thường kể ở ngôi thứ nhất.

Thể loại kí là thể loại mà tác giả chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.


Đặc điểm của thể kí

Tính chất cơ động của thể kí còn thể hiện ở chỗ kí có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau.

cũng không gò bó người viết trong một phương thức biểu hiện và một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều phong cách sáng tạo (chân thực, tình cảm, giàu cảm xúc, duyên dáng, tinh tường trong quan sát, chắt chiu trân trọng với hiện thực khách quan, sắc sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời…). Các thể kí văn học luôn được mở rộng khả năng sáng tạo cho phù hợp với tính chất phong phú của đối tượng miêu tả. Tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả, nghệ thuật kí có cách xử lý và tái hiện riêng cho phù hợp

Dù được hình thành từ nguồn gốc ghi chép và sáng tạo nào, kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật. Không gắn với sự thật xác thực của đời sống, kí dễ chơi vơi và tự xóa đi ranh giới giữa mình và thể loại khác

Đặc điểm mấu chốt xác định ranh giới giữa các thể kí văn học với các thể loại khác là ở chỗ viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Có thật này có lúc thuộc về khách thể và cũng có khi thuộc về chủ thể sáng tạo. Ở hình thức nào tính xác thực của nó cũng được tôn trọng

[ĐÚNG NHẤT] Thể loại kí là gì?

Phân loại thể kí

Về sự phân loại của kí cũng có nhiều tranh luận. Nhưng có lẽ ít nhiều đã có sự thống nhất hoặc đồng cảm khi các nhà lí luận chia kí thành hai loại:

1- Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí….

2- Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí vào loại trung gian giữa tự sự và trữ tình).


Các thể kí thường gặp

Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, kí cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại:

- Kí sự: là một thể của kí thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại kí này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.

- Phóng sự: là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Ở phương Tây đề ra công thức 5W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai, Why: tại sao lại xảy ra). Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề ra cho phương thức luận cứ trong một thiên phóng sự. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.

- Nhật kí: là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật kí có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật kí ít có chất văn học như các nhật kí hành trình (nhật kí hàng hải), nhật kí công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật kí nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật kí (chẳng hạn Nhật kí người điên của Lỗ Tấn, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh).

- Hồi kí: những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật kí, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi kí có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết.

- Bút kí: là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút kí chính luận, bút kí tùy bút v.v..

- Tùy bút: Là một thể của kí đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.

- Du kí: loại kí có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du kí có thể bao gồm các ghi chép, kí sự, hồi kí, thư tín, hồi tưởng v.v. Tác giả của du kí tường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ.

- Kí hành: một dạng thức của nhật kí hành trình hay du kí của văn học Nhật Bản, thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết hợp của những đoạn tản văn và thơ. Nổi tiếng trong thể kí này phải kể đến những sáng tác của nhà thơ Nhật Bản Matsuo Bashō.

- Truyện kí: ngược lại với kí sự, thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng.

 

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 21/08/2023