logo

Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bên cạnh các bộ phận cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Vậy thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi: Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.

B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.

C. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.

D. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.

Thành tựu không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bên cạnh các bộ phận cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ  bao gồm toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. Cơ cấu lãnh thổ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.

Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức chặt chẽ – là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, những nguyên nhân lịch sử…. đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng.

Để hình thành hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lí thì cần bố trí các nhành trên vùng lãnh thổ hợp lí, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đô thị.

Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

So với cơ cấu ngành thì cơ cấu vùng lãnh thổ có sức ì hơn, chậm chuyển dịch hơn vì thế khi bố trí các vùng chuyên môn hóa cần được xem xét cụ thể thận trọng nếu phạm sai lầm khó khác phục, bị tổn thất rất lớn.

Việt Nam hiện đang có ba vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Tùy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng mà có sự phân hóa phát triển khác nhau. Do đó hình thành nên những vùng chuyên canh cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt, theo định hướng chung Nhà Nước, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh hình thành nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại trên khắp cả nước.

Dễ nhận thấy ý A “ Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”, ý C “Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ” và ý D “Các vùng kinh tế trọng điểm” đều đang nói đến các bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế => Thành tựu thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ => loại trừ A, C, D

Vậy thành tựu không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao vì không nói đến các bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022