logo

Thành phần hóa học của gạo

Gạo là một loại lương thực được lấy từ cây lúa. Tổng gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein có hàm lượng 7-8,5%, glucid chiếm 70-80%, vitamin và chất khoáng, hàm lượng lipit nhỏ chỉ khoảng 1-1,5% và đặc biệt trong gạo có các hợp chất thực vật quý. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về gạo hãy cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây


1. Gạo là gì?

Gạo là một loại lương thực được lấy từ cây lúa. Hạt gạo màu trắng, nâu hoặc đỏ sẫm và rất giàu chất dinh dưỡng. Gạo là những hạt sau khi xay xát bỏ vỏ trấu.

Hạt gạo sau khi xay nó được gọi là gạo lứt, gạo lật hoặc gạo lức, nếu nó tiếp tục được xay để tách cám thì được gọi là gạo xay hoặc gạo trắng.

Gạo là lương thực phổ biến của gần một nửa dân số trên thế giới. Gạo có thể được nấu thành cơm hoặc cháo bằng hơi nước hoặc luộc trong nước.


2. Lịch sử thuần hóa và trồng trọt

Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc thuần hóa gạo. Các bằng chứng về di truyền được công bố trong Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) cho thấy rằng tất cả các dạng gạo châu Á, gồm cả indica và japonica, bắt nguồn từ một loài thuần hóa đã bắt đầu cách nay 8.200–13.500 năm ở Trung Quốc từ loài lúa gạo hoang Oryza rufipogon. Một nghiên cứu công bố năm 2012 trong tạp chí Nature, đưa ra một bản đồ biến đổi gen lúa gạo, đã chỉ ra rằng việc thuần hóa cây lúa đã diễn ra ở thung lũng Châu Giang của Trung Quốc dựa trên bằng chứng gen. Từ Đông Á, lúa được phát tán về phía nam và Đông Nam Á. Trước nghiên cứu này, quan điểm được chấp nhận rộng rãi dựa trên các bằng chứng khảo cổ học thì cho rằng lúa được thuần hóa đầu tiên ở thung lũng sông Dương Tử ở Trung Quốc.

Các nghiên cứu về hình thái của gạo từ di chỉ khảo cổ thể hiện rõ ràng sự chuyển tiếp từ việc thu nhặt lúa hoang đến việc trồng lúa gạo thuần hóa. Một số lượng lớn phytolith lúa gạo hoang ở Diaotonghuan có tuổi từ 12.000–11.000 BP chỉ ra rằng việc thu lượm lúa hoang là một phần trong khẩu phần ăn của dân địa phương. Những thay đổi về hình thái của Diaotonghuan phytoliths có tuổi từ 10.000–8.000 BP cho thấy lúa gạo đã được thuần hóa từ lúc này. Không lâu sau đó, hai loại lúa chính là indica và japonica được trồng ở miền trung Trung Quốc.[4] Vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, có sự mở rộng nhanh chóng trong việc trồng trọt lúa gạo trên đất liền của Đông nam Á và về phía tây đến Ấn Độ và Nepal.


3. Thành phần hóa học của gạo

Protein trong gạo

Hàm lượng protein gạo dao động 7 – 8,5% tùy theo giống gạo và điều kiện bảo quản.

Trong protein gạo có glutelin, anbumin và globulin nhưng không có prolamin nên bột gạo không dẻo như bột mì.

Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).

Glucid trong gạo

Hàm lượng glucid gạo chiếm chiếm 70 – 80%.

Glucid gạo gồm có tinh bột và xenluloza.

Thành phần các hạt tinh bột bao gồm aminopectin và aminoza, các phân tử aminopectin có cấu trúc mạch dài và nhiều mạch nhánh nên ngậm nhiều nước hơn và tiêu hoá chậm hơn aminoza.

Trong quá trình chín sau thu hoạch thì một phần aminopectin chuyển thành aminoza. Do vậy cơm gạo mới bao giờ cũng dẻo hơn cơm gạo cũ.

Xenluloza trong gạo có cấu trúc hình sợi ngắn, mịn nên có tác dụng kích thích tiêu hoá, không cản trở thuỷ phân tinh bột.

Các chất khoáng ở gạo

Gạo có nhiều phốt pho và lưu huỳnh nhưng lại ít canxi, natri do vậy gạo là một thực phẩm gây toan.

Do tỷ lệ Ca/P không cân đối và phốt pho tồn tại chủ yếu trong acid phytic nên nó khó hấp thu, acid phytic được thuỷ phân ở ruột với sự tham gia của phytaza mà men này lại được hoạt hoá bởi vitamin D nhưng gạo lại nghèo vitamin D nên hấp thu phốt pho ở gạo càng bị hạn chế.

Gạo là một thức ăn nghèo sắt và kẽm.

Các hợp chất thực vật quý trong gạo

Gạo trắng có chứa khá ít chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, cám gạo nâu có thể là một nguồn giàu axit ferulic, lignans, và axit phytic.

Axit phytic: Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong gạo nâu, axit phytic (phytate) có khả năng làm suy yếu khả năng hấp thụ các khoáng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và kẽm. Có thể giảm lượng chất này bằng cách ngâm, nảy mầm, và lên men gạo trước khi sử dụng

Lignans: Được tìm thấy trong cám gạo, lignans chuyển hóa thành enterolactone nhờ các vi khuẩn đường ruột. Enterolactone là một loại isoflavone (phytoestrogen) có lợi cho sức khỏe

Axit ferulic: Một chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong cám gạo, có thể bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh mãn tính khác nhau, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch

2-acetyl-1 pyrroline (2AP): Một chất có mùi thơm, tạo nên hương vị và mùi của gạo thơm, như gạo hoa nhài và gạo Ấn Độ basmati

Lipid ở gạo

Hàm lượng lipid trong gạo rất thấp, khoảng 1 – 1,5g%

Tập trung chủ yếu ở phần vỏ, mầm.

Giá trị sinh học của lipid gạo thấp vì lipid gạo ít các acid béo không no.


4. Các loại gạo phổ biến hiện nay

Có 3 cách phân biệt các loại gạo là phân loại theo hình dáng thương hiệu và màu sắc.

* Hình dáng các loại gạo

Về hình dáng gạo được chia thành 4 loại chính là gạo nếp, gạo tẻ,  gạo lứt và gạo trắng.

Gạo nếp

Gạo nếp chứa hàm lượng amylopectin cao và không chứa amyloza hoặc chứa không đáng kể. Amylopectin là thành phần chính cấu tạo và nhận biết gạo nếp. Thường thì gạo nếp không dùng để nấu cơm mà chỉ dùng để làm xôi nếp, làm bánh chưng, bánh giầy và các loại bánh khác.

Gạo nếp có kích thước lớn hơn gạo thường, hạt to và tròn hơn. Thời gian sinh trường và thu hoạch lâu hơn các loại gạo khác.

Gạo tẻ

Gạo tẻ là loại gạo thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. So với gạo nếp thì gạo tẻ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Các chất có trong gạo tẻ gồm tinh bột, Protein, Vitamin, B1, Canxi…. Là thực phẩm bổ sung lượng dinh dưỡng chính cho cơ thể.

Gạo tẻ được trồng phổ biến ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như Châu Á, Châu Phi hay cả Châu Mỹ.

Gạo lứt

Thành phần hóa học của gạo

Gạo lức – Loại gạo chứa làm lượng dinh dưỡng cao

Là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố và nguyên tố vi lượng. Các chất có trong gạo lứt gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3. Các axit như  vitamin B5, paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Gạo lức có nhiều loại phân biệt theo màu sắc như gao lức đỏ, gạo lức đen. Ngoài là thực phẩm gạo lức còn được dùng làm thực phẩm chức năng dành cho người bị bệnh tim và ung thư.

Gạo trắng

Gạo trắng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn các loại gạo khác vì trong quá trình xay để tách vỏ trấu và xát để loại bỏ lớp cám làm mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra tỉ lệ dinh dưỡng trong gạo trắng còn phụ thuộc khi trồng ở khu vực và vị trí địa lý nào.

Màu sắc các loại gạo

Nhiều người nghĩ rằng gạo chỉ có 1 màu duy nhất là màu trắng, nhưng thực tế thì gạo còn được phân biệt bằng màu sắc khác nhau.

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Thành phần hóa học của gạo? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 20/06/2022